Dự kiến tháng 5-2025 thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án cơ quan quản lý tài sản đường cao tốc sẽ trực tiếp tổ chức thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 cho phép thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư. Tuy nhiên việc triển khai thu phí chỉ được thực hiện sau khi các tuyến cao tốc đã đảm bảo các điều kiện về hạ tầng và nguồn lực thực hiện.

Để triển khai thu phí, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc phải lập đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Thời điểm thu phí và danh mục tuyến cao tốc triển khai thu phí sẽ được xác định cụ thể tại quyết định phê duyệt đề án.

Cùng với quá trình xây dựng nghị định thu phí, Cục Đường bộ đang xây dựng đề án khai thác tài sản theo Nghị định số 44/2024 trình Bộ GTVT phê duyệt.

Theo quy định, hiện có 4 phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông gồm: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; chuyển nhượng quyền thu phí; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (O&M); chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác; phương thức khác (nếu có) theo đề án được Chính phủ phê duyệt.

Mỗi phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông có ưu, nhược điểm khác nhau.

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phương thức khai thác tài sản hạ tầng đường cao tốc theo Luật Quản lý sử dụng tài sản và thuộc thẩm quyền phê duyệt Đề án của Bộ GTVT. Cụ thể là phương thức "cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác". Thời gian thực hiện phương thức khai thác khoảng từ 5 - 8 năm (hết 1 chu kỳ khai thác thiết bị).

Như vậy, Cục Đường bộ là cơ quan được giao quản lý tài sản sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, bảo trì, thu phí đối với các đoạn cao tốc do nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý, khai thác theo quy định pháp luật.

Việc thu phí được áp dụng theo hình thức thuê dịch vụ, nhà nước sẽ đầu tư hệ thống hạ tầng, thuê đơn vị kết nối vận hành. Hệ thống thu phí tự động không dừng trên cả nước đã được vận hành là điều kiện thuận lợi để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.

Việc tổ chức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thông qua trạm thu phí, áp dụng mô hình với "đầu vào ETC đa làn tự do (không có barie), đầu ra ETC đơn làn (có barie)", thông qua việc lựa chọn, đấu thầu đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí.

Dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 5-2025, sau khi các tuyến cao tốc đã hoàn thành xây dựng công trình thiết yếu như trạm dừng nghỉ, hệ thống ITS. Việc kiểm tra giám sát, quản lý nguồn tiền sẽ được giao cho các khu quản lý đường bộ.

Bộ GTVT đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Duẩn ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN