Du khách thích thú bên tượng gỗ phồn thực ở Hà Nội
Những tác phẩm điêu khắc tượng gỗ Tây Nguyên mang ý nghĩa sinh sôi, nẩy nở… khiến du khách thích thú, chụp ảnh tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội).
Khu trưng bày nhà mồ Tây Nguyên (Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sơn Tây, Hà Nội) có một vườn tượng điêu khắc bằng gỗ với nhiều chủ đề phong phú. Trong đó đề cao sự sinh sôi, nẩy nở của người Tây Nguyên, chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Theo đó, các bức tượng gỗ trưng bày tại Vườn tượng là kết quả của Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên với sự tham gia của 45 nghệ nhân 10 dân tộc đến từ tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk
Những tác phẩm điêu khắc với nhiều chủ đề phong phú, có ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng những âm hưởng, sắc thái tuyệt đẹp của Tây Nguyên
Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Jrai, Giẻ-Triêng; Brâu; Rơ Măm… đã chế tác và hoàn thiện những tác phẩm tượng Tây Nguyên trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, đời sống, tín ngưỡng… tượng già làng; tượng người phụ nữ giã gạo, dệt vải; người đàn ông đi săn; gia đình lên rẫy; người chơi nhạc cụ; lễ ăn trâu, lễ bỏ mả…
Nổi bật nhất là những bức tượng gỗ miêu tả đời sống, sự sinh sôi, nẩy nở của người Tây Nguyên
Bức tượng thể hiện sự mạnh mẽ của những chàng trai Tây Nguyên
Bức tượng điêu khắc người phụ nữ Tây Nguyên làm các em học sinh tò mò
Mỗi bức tượng đều ghi tác giả và chủ đề của tác phẩm bằng chữ màu trắng
Những bức tượng góp phần bảo tồn nét văn hóa tượng gỗ Tây Nguyên và làm đẹp cho “ngôi làng thứ hai” của người Tây Nguyên tại Hà Nội.
Vườn tượng Tây Nguyên đã trở thành một điểm dừng chân thú vị trong Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em
Người tạc tượng 12 con giáp khỏa thân cho rằng, mặc quần cho tượng là chà đạp lên nghệ thuật, là tục tĩu.