Dự án cấp bách tiêu tốn hàng trăm tỷ nằm hoang phế bên bờ sông Cầu

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu là một công trình, dự án lớn của tỉnh Thái Nguyên. Được khởi công từ cuối năm 2016, đã tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng nhưng không thể hoàn thiện, trở nên hoang tàn và xuống cấp.

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (TP. Thái Nguyên) với tổng mức đầu tư hơn 18.221 tỉ đồng. Trong đó, riêng các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt có tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỉ đồng. Được khởi công vào cuối năm 2016, nhưng đến năm 2019 dự án đã tạm dừng thi công và cho đến năm 2021, đại dự án BT (hình thức đầu tư đổi đất lấy hạ tầng) hơn 18 nghìn tỉ đồng này đã bị “khai tử”.

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (TP. Thái Nguyên) với tổng mức đầu tư hơn 18.221 tỉ đồng. Trong đó, riêng các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt có tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỉ đồng. Được khởi công vào cuối năm 2016, nhưng đến năm 2019 dự án đã tạm dừng thi công và cho đến năm 2021, đại dự án BT (hình thức đầu tư đổi đất lấy hạ tầng) hơn 18 nghìn tỉ đồng này đã bị “khai tử”.

Hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng đê, kè, đường nay đã trở nên xuống cấp, hoang tàn, khiến người dân không khỏi xót xa.

Hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng đê, kè, đường nay đã trở nên xuống cấp, hoang tàn, khiến người dân không khỏi xót xa.

Đê mới xây dở dang, trong khi nhiều đoạn đê cũ đã bị phá, đắp đất tạm bợ.

Đê mới xây dở dang, trong khi nhiều đoạn đê cũ đã bị phá, đắp đất tạm bợ.

Dự án xây dựng cấp bách, tuy nhiên lại không thể hoàn thiện và bỏ hoang trong thời gian dài, gây lãng phí lớn.

Dự án xây dựng cấp bách, tuy nhiên lại không thể hoàn thiện và bỏ hoang trong thời gian dài, gây lãng phí lớn.

Ông Lê Văn Trần (tổ 2, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên) chia sẻ, từ khi thi công dự án, cuộc sống của người dân ven sông Cầu bị đảo lộn, cùng với đó là nỗi lo lắng khi mùa lũ về. “Nhiều hộ đã nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng từ lâu, nhưng dự án bỏ ngang, không thi công nữa làm ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Nhiều đoạn họ đã phá bỏ đê cũ, trong khi chưa xây xong đê mới. Đối với đê đất sẽ không có khả năng chống chịu khi lũ về. Mong các cấp, lãnh đạo quan tâm, sớm có phương án giải quyết để người dân ổn định cuộc sống”, ông Trần than thở.

Ông Lê Văn Trần (tổ 2, phường Trưng Vương, TP. Thái Nguyên) chia sẻ, từ khi thi công dự án, cuộc sống của người dân ven sông Cầu bị đảo lộn, cùng với đó là nỗi lo lắng khi mùa lũ về. “Nhiều hộ đã nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng từ lâu, nhưng dự án bỏ ngang, không thi công nữa làm ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Nhiều đoạn họ đã phá bỏ đê cũ, trong khi chưa xây xong đê mới. Đối với đê đất sẽ không có khả năng chống chịu khi lũ về. Mong các cấp, lãnh đạo quan tâm, sớm có phương án giải quyết để người dân ổn định cuộc sống”, ông Trần than thở.

Nhiều hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian.

Nhiều hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian.

Nhiều lõi thép dài đã bị kẻ gian cưa cụt.

Nhiều lõi thép dài đã bị kẻ gian cưa cụt.

Dọc bờ sông, cỏ cây mọc phủ kín dự án.

Dọc bờ sông, cỏ cây mọc phủ kín dự án.

Để bớt lãng phí quỹ đất, người dân đã tận dụng để trồng rau.

Để bớt lãng phí quỹ đất, người dân đã tận dụng để trồng rau.

Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cho biết, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về hủy bỏ Dự án và Đề án Sông Cầu được đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BT, nhưng sẽ tiếp tục triển khai các công việc chỉnh trị sông Cầu và các công trình hạ tầng kỹ thuật hai bờ sông, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị Thái Nguyên.

Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cho biết, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về hủy bỏ Dự án và Đề án Sông Cầu được đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BT, nhưng sẽ tiếp tục triển khai các công việc chỉnh trị sông Cầu và các công trình hạ tầng kỹ thuật hai bờ sông, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị Thái Nguyên.

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (gọi tắt là Dự án Sông Cầu) được khởi công vào cuối năm 2016. Dự án được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) với tổng mức đầu tư 18.211 tỷ đồng với 9 dự án thành phần. Trong đó, các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu có tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT. Tháng 7/2021 Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 1113/KL-TTCP về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên, trong đó chỉ ra nhiều sai phạm tại Dự án Sông Cầu. Tháng 8/2021, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 17 và số 25 về Dự án và Đề án Sông Cầu mà HĐND tỉnh khóa XIII đã ban hành năm 2016 - 2017.

Gầu máy xúc đầy đất công trình chống ngập lơ lửng trên đầu người đi đường

Công trình chống ngập tại điểm ngập sâu nhất TP Biên Hòa nhếch nhác, thi công không đảm bảo an toàn và gây kẹt xe. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hải ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN