Động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum, chuyên gia lý giải nguyên nhân

Sự kiện: Tin nóng Kon Tum

Các trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum, thậm chí một số nơi ở Quảng Nam, Đà Nẵng cũng cảm nhận được sự rung lắc.

Theo Viện vật lý địa cầu, chiều nay (23/8), chỉ trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ (từ 14h08 đến 16h15), 5 trận động đất liên tiếp đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Các trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4,7 độ Richter. Trận động đất có độ lớn 4,7 độ Richter khiến nhiều nơi ở Quảng Nam, Đà Nẵng cảm nhận được sự rung lắc.

Động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, gần Thủy điện Thượng Kon Tum (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu)

Động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, gần Thủy điện Thượng Kon Tum (Ảnh: Viện Vật lý địa cầu)

Thực tế, động đất bắt đầu xuất hiện nhiều ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum từ tháng 4/2021, kéo dài liên tục đến nay, có những ngày ghi nhận tới 6-7 trận động đất, chủ yếu là động đất nhỏ.

Viện Vật lý địa cầu thống kê, chỉ trong vòng một năm (từ tháng 4/2021-4/2022), tỉnh Kon Tum ghi nhận tới 169 trận động đất, gấp hơn 5 lần tổng số trận động đất ghi nhận được trong hơn 100 năm trước ở khu vực này.

Lý giải về nguyên nhân xảy ra động đất liên tiếp ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, bước đầu đánh giá những trận động đất liên tiếp xảy ra tại Kon Tum vừa qua là động đất kích thích gây ra do hồ chứa. Nhận định sơ bộ các trận động đất tại khu vực này sẽ không quá 5,5 độ Richter.

Tuy nhiên, để khẳng định nguyên nhân phát sinh động đất và có cơ sở để dự báo xu thế hoạt động động đất và cường độ của động đất trong tương lai cần có những khảo sát, triển khai trạm quan trắc và nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực Kon Tum và lân cận.

Thủy điện Thượng Kon Tum (Ảnh: Báo Tiền Phong)

Thủy điện Thượng Kon Tum (Ảnh: Báo Tiền Phong)

PGS.TS Cao Đình Triều – nguyên Phó Viện trưởng Viện vật lý địa cầu, chuyên gia về động đất cũng cho rằng, động đất tại đây là động đất kích thích do hồ chứa nước.

“Khi nước thẩm thấu vào sâu lòng đất khiến đất đá thay đổi trạng thái, kích thích động đất xảy ra. Động đất tại Thủy điện Thượng Kon Tum cũng tương tự như Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).

Cường độ của động đất kích thích thường sẽ yếu hơn động đất tự nhiên. Khi người ta nghiên cứu tác động của động đất để xây thủy điện, thường lấy giá trị độ lớn của động đất tự nhiên là 5,5 Richter, do đó, động đất kích thích phải nhỏ hơn 5. Trận mạnh nhất hôm nay xảy ra có độ lớn 4,7 tôi đánh giá cũng là khá lớn”, PGS.TS Triều chia sẻ.

PGS.TS Cao Đình Triều cho biết thêm, không có trường hợp nào động đất kích thích có độ lớn lớn hơn động đất tự nhiên, vì vậy, các trận động đất kích thích thường có độ lớn dưới ngưỡng dự báo.

“Động đất dưới 5 hầu như không ảnh hưởng đến đập thủy điện. Nó chỉ gây ra tiếng nổ to nếu xảy ra ở độ sâu chấn tiêu nông khiến dân hoang mang. Ngoài ra, những công trình của người dân có chất lượng kém có thể xảy ra hiện tượng nứt; khu vực đất bở bị ảnh hưởng…”, PGS.TS Triều cho hay.

2 trận động đất ”rất lớn” ở Kon Tum, Quảng Nam và Đà Nẵng rung lắc, dân bỏ chạy khỏi nhà

Một trận động đất lớn nhất từ trước tới nay mà người dân cảm nhận được xảy ra ở khu vực Kon Tum - Quảng Nam, gây rung lắc dữ dội, người dân sống tại nhiều địa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảng Anh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN