Đóng cọc, đặt vật cản để ngăn xe ô tô đỗ trước nhà: Coi chừng vướng tù tội!

Sự kiện: Tin ngắn

Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, đặt vật cản, cạm bẫy ở lòng đường, vỉa hè đi chung có thể bị khởi tố hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Thời gian qua, bức xúc trước việc đỗ ô tô chặn cửa nhà, ngay đầu ngõ hẹp, chắn lối đi..., nhiều gia chủ đã tự ý đặt các chướng ngại vật, cạm bẫy giả ở lòng đường, tự đặt biển cấm đỗ xe ô tô hoặc đổ trụ bê tông... để ngăn ô tô dừng, đỗ thiếu ý thức.

Cọc cấm cùng khoá bẫy đỗ xe được lắp dưới lòng đường ở một con ngõ ở Hà Nội

Cọc cấm cùng khoá bẫy đỗ xe được lắp dưới lòng đường ở một con ngõ ở Hà Nội

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hành động đặt chướng ngại vật, cọc bẫy hay biển cảnh báo ở đường đi chung là không đúng quy định pháp luật.

Luận bàn về nội dung này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, theo các quy định pháp luật, người có nhà ở mặt đường chỉ có quyền sở hữu, sử dụng, quản lý bất động sản theo ranh giới ghi tại các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng

"Hiện không có quy định nào trao cho chủ nhà có quyền ưu tiên khai thác sử dụng vỉa hè, lòng đường trước cửa nhà mình hơn các chủ thể khác. Họ cũng không có quyền ngăn người khác khai thác sử dụng phần tài sản công này và càng không có quyền chiếm lấy làm tài sản sử dụng riêng", luật sư Bình nói.

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Hành vi tự ý đặt vật cản, lắp đặt các thiết bị trên đường giao thông có thể bị xử phạt 6-8 triệu đồng theo khoản 10 và 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

"Nặng hơn, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo điều 261 Bộ luật Hình sự", luật sư Bình cho hay.

Theo điều 261 Bộ luật Hình sự, nếu hành vi đặt, để chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy mà gây hậu quả chết người hoặc tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt tù bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Theo ông Bình, trong tình huống phát hiện các tài xế đỗ xe thiếu ý thức này, chủ nhà nên nói chuyện với tài xế ô tô để nhắc nhở việc đỗ xe thiếu ý thức sẽ gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và các phương tiện khác.

Nếu phát hiện việc dừng đỗ ở những tuyến phố cấm dừng, đỗ, chủ nhà có thể thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt hành vi dừng đỗ sai quy định của tài xế ô tô.

"Chúng ta đang sống trong xã hội thượng tôn pháp luật, mọi việc đã có pháp luật phân xử. Do đó, tuỳ tiện thực hiện việc đóng cọc, đặt cạm bẫy, biển cảnh báo trên lòng đường, hè phố là các hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí vướng vòng lao lý", ông Bình cảnh báo.

Có được cấm người khác đỗ xe trên đường phố trước cửa nhà mình?

Nhiều chủ nhà treo biển cấm người khác đỗ xe ở đường phố vị trí trước nhà mình, thậm chí khoá bánh hoặc xịt sơn vào những chiếc xe đỗ đậu ở đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phùng Tuệ An ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN