Đón Tết Giáp Thìn 2024: Người dân đổ về trung tâm Hà Nội và TP.HCM đón năm mới
Từ chập tối 30 Tết (tức 9/2/2024), nhiều người đã đổ về các tuyến phố ven Hồ Gươm và đường hoa Nguyễn Huệ để chờ đón năm mới Giáp Thìn 2024 trong niềm vui hân hoan.
23h30, 2.024 máy bay không người lái đã trình diễn trên bầu trời
Nhiều gia đình cho con nhỏ ra ngồi ở bãi cỏ ở đường ven Hồ Tây chờ xem màn trình diễn ánh sáng
Những nhiếp ảnh gia đã đặt sẵn chân máy để ghi lại khoảnh khắc buổi trình diễn ánh sáng ở Tây Hồ
Khu vực Nguyễn Đình Thi - Văn Cao đông nghẹt người đang chờ xem màn trình diễn ánh sáng
Người dân tập trung tại công viên Bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng để chờ đợi thưởng thức những màn pháo hoa chào đón giao thừa được bắn lên từ nóc hầm Thủ Thiêm (TP Thủ Đức).
Đường Tôn Đức Thắng đông nghẹt người chờ xem pháo hoa thời điểm 22h30.
Người dân ngồi quanh Hồ Gươm chờ xem bắn pháo hoa tầm cao đón năm mới
Nhiều người mua bìa giấy để ngồi với giá 10 nghìn đồng/tấm
Khu vực đầu phố Văn Cao đoạn giao với Nguyễn Đình Thi và Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) đông nghẹt người
Hàng nghìn người đổ về ngã ba Văn Cao - Nguyễn Đình Thi chờ xem trình diễn ánh sáng bằng flycam
2.024 máy bay không người lái đã sẵn sàng cho buổi trình diễn ánh sáng đặc biệt vào 23h30 tối nay
An ninh tại khu vực trình diễn ánh sáng được thắt chặt
Đường Nguyễn Đình Thi chật kín người
Đến 22h, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn đóng cửa theo quy định, nhiều người được bảo vệ hướng dẫn rời khỏi đường hoa.
Màn múa rối hip hop thu hút sự quan tâm của người dân và du khách
Tiết mục do các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Thăng Long thực hiện
Tại đường Văn Cao, quận Tây Hồ (Hà Nội), hàng nghìn người đứng chờ màn trình diễn ánh sáng của 2.024 drone (thiết bị bay không người lái). Lực lượng chức năng dựng rào chắn cách khu vực diễn ra sự kiện khoảng gần 100m để đảm bảo an toàn.
Màn trình diễn trên có chủ đề "Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long" chính thức diễn ra vào lúc 23h30.
Người dân xem chương trình ca nhạc mừng Đảng - mừng xuân Giáp Thìn 2024 trước cổng đền Ngọc Sơn
Công viên bến Bạch Đằng, quận 1, gần như bị lấp đầy bởi nhiều gia đình mang theo áo mưa, bạt trải, đồ ăn ngồi trên thảm cỏ. Do đây là vị trí xem pháo hoa (từ nóc đường hầm sông Sài Gòn, Khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) đẹp nhất, nên một số người đã đến sớm “xí chỗ” trước nhiều giờ để vui chơi, chờ đón những màn pháo hoa chào đón giao thừa bước sang năm mới.
Công viên bến Bạch Đằng bên bờ sông Sài Gòn có không gian thông thoáng, mát mẻ về đêm, phía đối diện khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức được trang trí hệ thống màn hình LED chạy chữ chào năm mới.
Nhiều gia đình, đặc biệt là trẻ em hồ hởi vui chơi, chụp hình không khí Tết đang đến gần.
Phương Thảo (ở quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, năm nào cũng cùng mẹ tranh thủ vào trung tâm thành phố dạo chơi, tham quan đường hoa rồi về sum họp, đón giao thừa cùng gia đình.
Lực lượng an ninh hướng dẫn ô tô, xe máy không đi vào đường Lê Thái Tổ mà phải rẽ vào phố Bảo Khánh
Đường ven Hồ Gươm sau khi cấm ô tô, xe máy, người dân thoải mái đi bộ đón năm mới
Tiểu cảnh cá chép vượt vũ môn cạnh trận địa pháo hoa rực rỡ thu hút người dân dừng chân chụp ảnh
Phố Tràng Tiền rực rỡ ánh đèn
Các em nhỏ diện áo dài đi bán muối trước thềm năm mới
Người dân và du khách đổ về vui chơi, tham quan đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ dự báo trong những ngày Tết Giáp Thìn, thời tiết TPHCM khá ổn định và thuận lợi cho mọi hoạt động đón năm mới.
Cụ thể, từ ngày 8-9/2 (từ 29 đến 30 tháng Chạp), mây thay đổi, ngày trời nắng, tối và đêm có mưa rào nhẹ cục bộ với xác suất khoảng 50-60%. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 32-34 độ, thấp nhất 24-26 độ.
Từ ngày 10-14/2 (từ mùng 1 đến mùng 5 Tết), mây thay đổi, không mưa. Ngày trời nắng, cục bộ có nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 32-35 độ, thấp nhất 23-25 độ. Sáng sớm một vài nơi có mù nhẹ và trời se lạnh.
Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt người thời điểm 19h30
Nhiều ngả đường xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ được cơ quan chức năng rào chắn, không cho các phương tiện lưu thông vào để phục vụ người dân vui chơi, du xuân.
Người dân xem các chương trình nghệ thuật tại sân khấu trước UBND TP HCM.
Người dân xin chữ ông đồ trước đền Ngọc Sơn
Em bé được ông đồ cho chữ Đăng Khoa với mong muốn sau này bé đỗ đạt, thành tài
Cặp đôi người Mỹ hạnh phúc khi xin chữ Long (rồng) từ ông đồ
Những nữ du khách người nước ngoài chụp ảnh trước đền Ngọc Sơn
Tại khu vực đôi rồng trên đường Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đối diện quảng trường tượng vua Lý Thái Tổ rất đông người dân dừng chân ngắm cảnh, chụp hình.
Gia đình chị Hương (ở Hà Nội) cho biết, thời tiết năm nay rất đẹp, cả gia đình ra phố sớm, chờ đón màn pháo hoa mừng năm mới.
Cặp đôi người nước ngoài thích thú chụp ảnh trước đôi rồng trầu ngọc
Một gia đình chụp ảnh ven Hồ Gươm trong thời tiết đẹp
Lực lượng anh ninh bảo vệ giàn pháo hoa tầm cao trên đường Đinh Tiên Hoàng
Các tiểu cảnh ven Hồ Gươm bừng sáng, thu hút người dân đến chụp ảnh
Năm nay, phố đi bộ ven Hồ Gươm không cấm xe máy, ô tô
Bãi cỏ lấp lánh ánh sáng bóng đèn vàng gần cầu Thê Húc thu hút người dân đến chụp ảnh
Ngày 9/2 (30 Tết), hàng chục cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM đang triển khai lắp đặt các dàn pháo hoa được bố tại khu vực công viên nóc hầm vượt sông Sài Gòn, TP Thủ Đức. Đây là địa điểm bắn pháo hoa quen thuộc của TP.HCM vào các dịp lễ, Tết hằng năm. Nếu như các năm trước, TP.HCM chỉ bắn pháo hoa tại 2 điểm tầm cao và 4 điểm tầm thấp trong đêm giao thừa dịp Tết Nguyên đán thì Tết Giáp Thìn năm nay người dân thành phố sẽ được chiêm ngưỡng pháo hoa tại 11 điểm, bao gầm 2 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp, trải đều ở khu vực nội và ngoại thành.
Đêm Giao thừa Tết Giáp Thìn, TP Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa ở 30 điểm với 32 trận địa (riêng Hồ Gươm 2 trận địa) trước Bưu điện trung tâm Hà Nội và trước trụ sở Báo Hà Nội Mới. Sáng 9/2 (tức 30 Tết), lực lượng quân đội và dân quân tự vệ đang khẩn trương lắp đặt pháo hoa.
Nguồn: [Link nguồn]