Đòi xem bóng chuyền nam, một phụ nữ Iran bị tống giam

Một người phụ nữ tại Iran đã bị giam giữ trong nhà tù khét tiếng tại nước này trong 3 tháng khi cố gắng vào xem một trận đấu bóng chuyền nam.

Vài ngày sau khi cố gắng để được vào xem một trận đấu bóng chuyền giữa Iran và Italia, cô Ghoncheh Ghavami (25 tuổi) đã bị bắt và đưa đến nhà tù khét tiếng Evin, tại Tehran, nơi chuyên giam giữ các tù nhân chính trị.

Trước đó, Ghavami đã cùng một nhóm những người phụ nữ Iran biểu tình để phản đối điều luật hà khắc của nước này khi cấm phụ nữ tham gia sự kiện thể thao của nam giới.

Đòi xem bóng chuyền nam, một phụ nữ Iran bị tống giam - 1

Một chiến dịch trên truyền thông đã được phát động nhằm tạo sức ép để cơ quan chức năng thả Ghoncheh Ghavami

Theo gia đình của Ghoncheh Ghavami, cô đã phải trải qua 41 ngày biệt giam và bị đe dọa chuyển tới một nhà tù nguy hiểm hơn.

Ban đầu, cô được thả dự do, tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi trở về nhà để thu dọn đồ đạc, cô bị bắt giữ lại. Những người tham gia vào cuộc biểu tình cùng Ghavami cũng đã bị bắt giữ.

Ghavami là công dân mang hai quốc tịch Anh và Iran, tuy nhiên Iran luôn từ chối thừa nhận quốc tịch Anh của cô. Anh của Ghavami, Iman Ghavami, 28 tuổi cho biết: “Vụ việc trên đã khiến các thành viên trong gia đình rất đau khổ, không chỉ có bố mẹ tôi mà còn ông bà và chú bác.”

Phát biểu với hãng tin Fars, người đứng đầu cảnh sát Iran Esmail Ahmadi Moghadam nói: “Trong tình hình hiện nay, phụ nữ xuất hiện tại sân vận động cùng với nam giới là điều không ổn. Do vậy chúng tôi không cho phép phụ nữ tới đây”.

Đòi xem bóng chuyền nam, một phụ nữ Iran bị tống giam - 2

Sân vận động Azadi, tại  Tehran, Iran, nơi Ghavami bị bắt giữ

Đòi xem bóng chuyền nam, một phụ nữ Iran bị tống giam - 3

Ghoncheh Ghavami đã bị giam giữ 41 ngày tại nhà tù khét tiếng Evin

Ngay sau khi Ghoncheh Ghavami bị bắt, một chiến dịch trên truyền thông đã được phát động nhằm tạo sức ép để cơ quan chức năng thả Ghavami.

Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ đã nhận được thông tin về tình hình này, tuy nhiên vì Anh không không có ngoại giao chính thức với Iran nên nước này không thể giúp đỡ được Ghavani.

Lâu nay, phụ nữ Iran vốn bị cấm tới sân vận động hay cổ vũ các sự kiện thể thao ở những nơi công cộng. Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei, nhà lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran, luôn bác bỏ quan niệm bình đẳng giới của phương Tây. Ông luôn đề cao quan điểm “an ninh của phụ nữ là trong môi trường gia đình” và “cơ hội phát triển tài năng của nữ giới khi đảm đương công việc nội trợ.”

Tuy nhiên quan điểm này hiện đang vấp phải sự phản đối của những người phụ nữ Iran.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nhung (Theo Daily Mail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN