Đổi từ CMND 12 số sang CCCD gắn chip, cần biết những điều sau
Cấu trúc số định danh cá nhân trên CMND 12 số và số định danh trên CCCD gắn chip hoàn toàn giống nhau.
Luật Căn cước công dân ra đời năm 2014 và có hiệu lực từ 1-1-2016. Trong thời gian này, chỉ có 16 tỉnh, thành phố tiến hành cấp thí điểm Căn cước công dân (CCCD) mã vạch và các tỉnh còn lại vẫn cấp CMND 12 số cho đến cuối năm 2020.
Từ các tháng đầu năm 2021, Bộ Công an đã triển khai cấp đồng loạt thẻ CCCD gắn chip cho công dân cả nước, thay thế CMND và CCCD mã vạch.
Vậy, khi muốn cấp đổi CMND 12 số sang CCCD gắn chip, người dân cần biết những quy định sau đây:
Số định danh được giữ nguyên
Điều 19 Luật Căn cước công dân, số thẻ CCCD là số định danh cá nhân, là dãy chữ số gồm 12 số.
Theo Điều 13 Nghị định 137/2015, số định danh là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cấu trúc số định danh cá nhân trên CMND 12 số và số định danh trên CCCD gắn chip hoàn toàn giống nhau. Do đó, khi công dân cấp đổi từ CMND 12 số sang CCCD gắn chip thì số định danh không bị thay đổi.
Không bị cắt góc khi đợi cấp CCCD gắn chip
Theo Điều 1 Thông tư 40/2019 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư 07/2016, khi làm CCCD gắn chip, trường hợp CMND 12 số còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ còn rõ) thì cán bộ cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD và trả CMND 12 số chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ CCCD.
Đến khi trả thẻ CCCD, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp lại giấy hẹn CMND và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó.
Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ CCCD qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả CMND 12 số đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân. Như vậy, muốn giữ lại CMND không bị cắt góc để giao dịch trong thời gian chờ cấp CCCD gắn chíp thì công dân nên yêu đến trực tiếp nhận thẻ. Quy định là như vậy tuy nhiên, để tạo điều kiện cho người dân thực hiện các giao dịch trong lúc chờ cấp thẻ CCCD gắn chíp, công an của một số tỉnh thành như Công an TP.HCM không cắt góc CMND và CCCD mã vạch của người dân khi đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp (kể cả trường hợp nhận thẻ CCCD qua đường bưu điện).
Việc cắt góc này sẽ được thực hiện vào lúc công an trả CCCD gắn chip cho người dân. Nếu người dân đến trụ sở công an để nhận thẻ CCCD gắn chip thì công an sẽ cắt góc CMND/CCCD cũ; còn người dân nhận thẻ tại nhà thì nhân viên bưu điện có trách nhiệm thực hiện việc này. Vì vậy trong thời gian chờ thì công dân vẫn sử dụng thẻ CCCD hoặc CMND cũ như bình thường.
Không cần thay đổi thông tin trên giấy tờ khác
Do số định danh trên CMND 12 số và CCCD là cùng một số nên người đang sử dụng số CMND 12 số khi đổi qua CCCD gắn không cần thực hiện thủ tục đổi, cập nhật thông tin trên các giấy tờ như sổ bảo hiểm xã hội, hộ chiếu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng)…
Mặc khác, khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước công dân, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Nguồn: [Link nguồn]
Khi đổi Chứng minh nhân dân (CMND) sang Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, mọi giao dịch đã xác lập có sử dụng số CMND 9...