Đối thoại gay gắt, Grab và tài xế vẫn chưa có tiếng nói chung

Sự kiện: Thời sự

Chiều 10-12, tại TP.HCM, Grab và các tài xế đã có buổi làm việc để giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc áp dụng Nghị định 126/2020.

Kể từ khi áp dụng Nghị định 126, nhiều tài xế Grab ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã tắt app, tập trung ở trụ sở của Grab Việt Nam tại ba miền. Trước thực trạng trên, ngày 10-12, Grab Việt Nam đã tổ chức đối thoại với tài xế ở TP.HCM (sáng cùng ngày tổ chức ở Hà Nội-PV). Tuy nhiên, theo ghi nhận thì cả hai vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.

Doanh thu của tài xế Grab bị giảm

Tại cuộc đối thoại, anh Công, tài xế GrabBike cho biết mình hiểu rõ thuế GTGT là khách hàng phải chịu và tài xế là người thu hộ. Tuy nhiên, khó hiểu là thu nhập của tài xế lại giảm đáng kể sau ngày Nghị định 126 có hiệu lực.

Đơn cử, với cuốc xe dưới 2 km, số tiền tài xế thu được sau khi trừ tất cả các chi phí thì trước kia còn 9.600 đồng nhưng sau ngày 5-12 chỉ còn 8.700 đồng. Grab cho rằng tài xế chỉ là người thu hộ, song tại sao tài xế phải chịu lỗ đối với những cuốc xe ngắn như vậy?

Anh Công, tài xế GrabBike cho rằng thu nhập của tài xế bị ảnh hưởng sau khi thu thêm thuế VAT của khách hàng.

Anh Công, tài xế GrabBike cho rằng thu nhập của tài xế bị ảnh hưởng sau khi thu thêm thuế VAT của khách hàng.

Một tài xế ở Đà Nẵng hỏi, GrabBike có nằm trong đối tượng được thu thuế hay không? Grab cho rằng đối tượng nộp thuế là khách hàng sử dụng dịch vụ cuối cùng nhưng tại sao tỉ lệ chiết khấu lại tăng lên?

Tương tự, tài xế Triệu, 66 tuổi, cho biết hiện nay tài xế bị thiệt nếu đi những cuốc xe ngắn dưới 2km. Tuy nhiên, Grab chưa có sự giải thích rõ ràng, thậm chí tài xế từ chối cuốc đi đó vì không có lời thì lại vi phạm quy chuẩn đạo đức của Grab và có nhiều người bị khóa app. Do đó, ông Triệu rất mong Grab xem xét các vấn đề trên, cần tính toán lại cho hợp lý để doanh nghiệp, tài xế và khách hàng đều được hưởng lợi.

Grab vẫn cho rằng mình là đơn vị cung cấp phần mềm

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành của Grab tại Việt Nam, cho biết Nghị định 126 có hiệu lực từ 5-12. Bà Vân đánh giá Nghị định 126 không phù hợp với mô hình kinh doanh hợp tác, chỉ phù hợp với mô hình kinh doanh vận tải truyền thống. Trong khi đó, xuất phát điểm thì Grab đang áp dụng mô hình hợp tác kinh doanh chia sẻ doanh thu. Ngay từ tháng 5-2020, Grab đã rất khẩn thiết kiến nghị với Tổng cục Thuế về các bất cập, không phù hợp này song không được chấp thuận.

Trong đó, Grab đưa ra hai phương án như sau: Phương án 1 sẽ giữ nguyên phương án tính thuế như hiện hành. Phương án 2 đề nghị được khấu trừ thuế đầu vào cho tài xế và doanh nghiệp vẫn đóng 10% thuế GTGT. Tuy nhiên, đến nay, Grab vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước về phương án tính thuế. Mặc dù Grab cảm thấy không phù hợp song doanh nghiệp vẫn tuân thủ pháp luật nhưng sẽ tiếp tục kiến nghị cho tới khi nhận được hướng dẫn phù hợp.

Ông Triệu - tài xế GrabBike đã làm việc 6 năm cho biết nhiều tài xế bị khóa app nếu từ chối nhiều cuốc xe. Ông cũng đề nghị tính toán lại thuế thu nhập cá nhân của tài xế nếu thu nhập trên 100 triệu/năm. 

Ông Triệu - tài xế GrabBike đã làm việc 6 năm cho biết nhiều tài xế bị khóa app nếu từ chối nhiều cuốc xe. Ông cũng đề nghị tính toán lại thuế thu nhập cá nhân của tài xế nếu thu nhập trên 100 triệu/năm. 

Bà Hoàng Thị Bích Hà, đại diện của Grab Việt Nam tiếp tục trao đổi các thông tin với tài xế. Bà Hà lý giải Grab đã phải tính toán, cân đối hợp lý để đưa ra mức giá như hiện nay. Grab đánh giá giá cước hiện nay là hợp lý theo từng khoảng cách và khẳng định sự điều chỉnh này không làm ảnh hưởng đến tài xế. Tuy nhiên, trước phản ánh của tài xế về việc giảm thu nhập đối với cuốc xe ngắn, bà Hà cho biết sẽ ghi nhận và báo cáo lãnh đạo để tìm ra hướng giải quyết.

"Đến hôm nay, chúng tôi có thể chắc chắn trả lời một số nội dung sau: Thuế GTGT là đánh lên khách hàng cuối cùng trên tổng giá trị chuyến chứ không phải tài xế. Sau khi có văn bản hướng dẫn việc thu thuế của cơ quan nhà nước, nếu có sự thay đổi như kiến nghị của Grab thì Grab sẽ trả lại tiền đã thu" - bà Hà nói.

Tuy nhiên, những thắc mắc khác của tài xế như quyền lợi của đối tác khi đóng thuế là gì, có được trừ các khấu hao, xăng xe, tiền điện thoại hay không? Tài xế mua xe, mua xăng, sửa xe đều được đóng thuế, tài xế mong muốn được giảm trừ gia cảnh,….  thì phía Grab chỉ cho hay vẫn đang tiếp tục kiến nghị cơ quan cấp trên.

Buổi đối thoại kết thúc vào chiều muộn và theo lời một số tài xế thì "thời gian đối thoại tuy dài nhưng Grab vẫn chưa giải quyết được những thắc mắc của giới tài xế. Hai bên không tìm được tiếng nói chung".

Nguồn: [Link nguồn]

Grab ”hết sức thất vọng” sau khi làm việc với Tổng Cục Thuế

Grab cho rằng cách giải thích của Tổng cục Thuế về việc Grab phải chịu hoàn toàn nghĩa vụ nộp thuế với tư cách là người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐÀO TRANG ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN