Độc đáo lễ hội Tống phong của người dân sông nước miền Tây

Sự kiện: Lễ hội

Hằng năm từ ngày 12-14 tháng Giêng, nhiều ngôi miếu trên địa bàn TP Cần Thơ tổ chức lễ hội Tống Phong, quy mô hơn cả là Miếu Bà xóm Chài.

Chiều 14/2 (nhằm ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại Miếu Bà xóm Chài diễn ra lễ hội Tống phong hay còn gọi là Tống ôn, Tống gió thể hiện niềm mong ước của bà con về một năm cuộc sống được sung túc. Đây là một lễ hội truyền thống, độc đáo mang đậm giá trị văn hóa tâm linh có từ lâu đời của người dân miệt sông nước Tây Nam Bộ.

Ban tổ chức đưa tàu "Tống ôn” lên tàu lớn và bắt đầu diễu hành trên sông.

Ban tổ chức đưa tàu "Tống ôn” lên tàu lớn và bắt đầu diễu hành trên sông.

Theo ông Trần Văn Lộc (63 tuổi) Trưởng Ban Tế tự Miếu Bà xóm Chài, lễ tục này đã có từ lâu đời, đây là lễ hội của những người làm nghề “bà cậu”, chài lưới, với mong muốn “tống tiễn” đi hết những điều không may mắn trong một năm qua, cầu cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông. Đặc biệt là đối với xóm Chài nơi có nhiều người mưu sinh bằng nghề hạ bạc.

Theo ông Lộc, sự kiện thường niên này gồm hai phần lễ và hội, diễn ra từ ngày 12-14 tháng Giêng âm lịch. Trong đó, phần lễ chính “Tống ôn” chính thức diễn ra trong ngày 14 tháng Giêng.

Theo đó, trong 2 ngày 12 và 13 tháng Giêng, người dân xóm Chài tụ tập mổ heo cúng Bà. Thanh niên trai tráng trong vùng thì góp sức để tạo nên con tàu chuẩn bị cho lễ Tống ôn.

Tàu thường được làm bằng khung tre, dán giấy. Sau khi phần hình hoàn thành, các cụ lớn tuổi trong xóm cắt chữ, vẽ thêm mắt, kết cờ lệnh đặt trước sân Miếu Bà. Đến ngày 14, khoảng giờ Ngọ (trưa từ 11h30 - 13h30), một đoàn người trong miếu thực hiện phần “nghênh”, đi đến các gia đình trong khu vực để thu nhận lễ vật. Song song đó, chủ nhà cũng đặt một bếp lửa nóng và bỏ muối hột vào tạo nên những tiếng nổ lách tách.

“Những tiếng nổ này có ý nghĩa gia chủ tống những xui xẻo, ôn dịch đi chỗ khác, để cầu cho năm sau làm ăn thuận lợi. Khi đoàn đi hết các gia đình thì đem về đặt vào tàu Tống ôn để thực hiện nghi thức lễ chính”, ông Lộc giải thích.

Video: Cận cảnh Lễ hội Cầu phong Miếu Bà xóm Chài ở Cần Thơ

Khoảng 14h, thời điểm nước lớn, Ban tổ chức đưa tàu "Tống ôn” lên tàu lớn và bắt đầu diễu hành trên sông. Sau hơn 1 giờ diễu hành, đoàn tàu di chuyển ra giữa sông Hậu rồi làm lễ hạ thủy Tống ôn.

Khi hoàn thành, người dân múc nước sông rửa tàu, tạt vào nhau. Đây là hình thức tống đi các xui xẻo, chúc nhau năm mới nhiều may mắn.

“Lễ cúng này nếu không có phần đi Tống gió, không có tàu Tống gió thì cũng như không có cúng. Về quy mô, nếu ở Cần Thơ, thì lễ tống này là lớn nhất. Đoàn tàu, bè, thương buôn trên thành phố khi đi xa đều nhớ ngày này để trở về tham gia”, ông Lộc cho biết thêm.

Độc đáo lễ hội Tống phong của người dân sông nước miền Tây - 2

Hàng trăm tàu lớn nhỏ của người dân làm nghề sông nước, khách du lịch diễu hành trên sông Cần Thơ.

Hàng trăm tàu lớn nhỏ của người dân làm nghề sông nước, khách du lịch diễu hành trên sông Cần Thơ.

Người dân té nước vào nhau với mong ước mang lại điều may mắn, tốt lành trong năm mới.

Người dân té nước vào nhau với mong ước mang lại điều may mắn, tốt lành trong năm mới.

Theo ông Trần Văn Lộc, Trưởng Ban Tế tự Miếu Bà xóm Chài, lễ tục này đã có từ lâu đời. Đây là lễ hội của những người làm nghề “bà cậu”, chài lưới, với mong muốn “tống tiễn” đi hết những điều không may mắn trong một năm qua.

Theo ông Trần Văn Lộc, Trưởng Ban Tế tự Miếu Bà xóm Chài, lễ tục này đã có từ lâu đời. Đây là lễ hội của những người làm nghề “bà cậu”, chài lưới, với mong muốn “tống tiễn” đi hết những điều không may mắn trong một năm qua.

Sau hơn 1 giờ diễu hành, đoàn di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè Tống ôn.

Sau hơn 1 giờ diễu hành, đoàn di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè Tống ôn.

Về quy mô, lễ Tống ôn tại Miễu Bà xóm Chài là lớn nhất ở Cần Thơ

Về quy mô, lễ Tống ôn tại Miễu Bà xóm Chài là lớn nhất ở Cần Thơ

Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an TP Cần Thơ, Đội Thanh tra An toàn số 6 (Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III) đảm bảo trật tự ATGT trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an TP Cần Thơ, Đội Thanh tra An toàn số 6 (Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III) đảm bảo trật tự ATGT trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.

Người dân thích thú với lễ hội.

Người dân thích thú với lễ hội.

Nguồn: [Link nguồn]

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” ở miếu Đụ Đị năm nay tổ chức thế nào?

Theo nghi thức, 3 tiếng “linh tinh tình phộc” vang lên, đôi vợ chồng sẽ cầm linh vật tượng trưng cho bộ phận sinh dục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê An ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN