Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng

Đến hóa voi, ngựa ở lễ hội Đền Gióng du khách thập phương đều, mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa. Bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.


Lễ hội Đền Gióng diễn ra trong 3 ngày từ ngày mồng 6 đến ngày 8 tháng riêng. Đến chiều ngày mùng 8, ngày cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi).

Du khách thập phương đến tham gia lễ hội ai ai cũng đều mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa, bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Minh (69 tuổi, làng Dược Thượng, xã Tiên Dược) kể về truyền thuyết hóa voi, từ thời xa xưa: "Nhà ngài có con voi này bị đi lạc, đến làng Dược Thượng voi đói, mỏi mệt, mới ngụ lại. Làng ông đánh chết voi nhưng không lấy được ngà mà có một đội đi săn lấy mất chính vì vậy làng ông chỉ thị voi. Hàng năm cứ mồng 6 tháng riêng, người dân lại phải rước voi lên trình trên đền Thượng, xong hóa để đền voi cho nhà ngài".

Trong các biểu tượng được rước ở lễ hội thì làm công phu và mất nhiều thời gian nhất là voi và giò hoa tre. Việc làm voi được bắt đầu từ ngày mồng tháng Chạp, sau khi làm lễ thỉnh Thánh tại đình làng, các cụ thôn Dược Thượng tiến hành công việc pha tre, đan khung hình con voi cao 3-4 mét. Khi khung tre dựng xong thì dán giấy, quét sơn và trang trí voi sao cho sống động. Chiều mồng 5 Tết, cả làng tập trung tại đình làng xem tổng duyệt và tham gia tế lễ, đến sáng hôm sau vào ngày chính hội sẽ rước voi về đền Thượng làm lễ tế.

 Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 1

Trước khi làm lễ hóa voi, các cụ cao niên ăn mặc chỉnh tề, lên đền Thượng xin hóa voi


Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 2

Ông Nguyễn Văn Dân, 78 tuổi đại diện cho làng Dược Thượng xin được hóa voi

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 3

 

Sau khi ngài đồng ý, một vị cao niên trong làng hóa sớ

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 4

 

Người dân bắt đầu quay về chỗ voi chầu từ hôm mồng 6 để tiến hành hóa voi

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 5

Ngà voi của xã Đức Hòa cũng được đem ra hóa cùng

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 6

Trước khi hóa, người dân phải xoay voi, ngựa hướng về phía đến đền Thượng

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 7

Người dân dùng 2 đống hương để đốt

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 8

 

Muốn voi hóa nhanh họ phải tưới xăng vào

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 9

 

Thanh niên cầm gậy, giữ không cho voi đổ xuống hồ

 

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 10

 


Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 11

 Ngựa của xã Phù Mã (Phù Ninh)

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 12

 

Độc đáo lễ hóa voi, ngựa “khủng” tại hội Đền Gióng - 13

 

Sau khi hóa voi, ngựa xong, người dân xin lộc của ngài

 


Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú (Danviet.vn)
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN