Độc đáo hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam giữa non thiêng Yên Tử
Nằm giữa non thiêng Yên Tử, đường tùng với những cây tùng có tới 700 năm tuổi đã trở thành hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam.
Xích Tùng được trồng ở Yên Tử từ hàng trăm năm trước, hiện còn sống hơn hai trăm cây, phân bố chủ yếu ở các tuyến đường hành hương và xung quanh khu vực các điểm chùa, am, tháp của di tích. Đặc biệt, đường Tùng dưới chân Tháp Tổ được ví như biểu tượng khí phách của non thiêng Yên Tử nhiều đời nay.
Nằm giữa non thiêng Yên Tử, đường Tùng với những cây tùng hơn 700 năm tuổi đã trở thành hàng cây trồng cổ nhất Việt Nam.
Những cây cổ thụ có đường kính "khủng" 2-3 người ôm không xuể.
Tán cây cao vút, sum suê che kín một khoảng rừng rộng nằm ngay dưới chân Tháp Tổ - Yên Tử.
Nhũng bộ rễ dài, sần sùi bị mài nhẵn bởi dấu chân người đi bộ hành hương về đất Phật.
Những thân cây thẳng đứng, cao vút ngạo nghễ thể hiện khí phách hiên ngang giữ trời đất.
Theo Ban Quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử, trên Yên Tử còn khoảng 233 cây, phân bố tập trung ở Đường Tùng, Am Dược, Chùa Hoa Yên, thác Vàng, thác Bạc…
Đoạn đường dài chừng 200m dày đặc những cây Tùng cao vút có tuổi thọ hơn 700 năm, tán lá trùm mát rượi.
Vài năm trở lại đây, đã có trên 20 cây chết; 132 cây thân, gốc bị mục rỗng một phần, cụt ngọn, thân nghiêng, sâu bệnh hại nặng...
Riêng Đường Tùng có 69 cây thì 7 cây chết đứng, 51 cây bị mục rỗng thân, gốc và sâu bệnh hại.
Nhiều gốc cây chết được chặt bỏ nằm ven lối đi.
Ông Lê Tiến Dũng – Trưởng Ban quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử – cho biết: “Chiến dịch chữa bệnh” cho 233 “cụ” Xích Tùng cổ sẽ chính thức được các nhà khoa học, các chuyên gia lâm nghiệp hàng đầu Việt Nam bắt tay thực hiện trong tháng 11 này.
Theo giới chuyên môn, đành rằng các “cụ” tuổi cao, sức yếu, nhưng nếu chữa trị kịp thời, sẽ kéo dài thêm được tuổi thọ thêm vài chục năm nữa, trước khi nhân giống, trồng mới những cây Xích Tùng khác.
Cây trà to bằng cả ôm người lớn, cao hơn chục mét mọc thành quẩn thể trên đường lên đỉnh Pu Ta Leng, xã Tả Lèng, huyện...