Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên

Sự kiện: Tin nóng Hưng Yên

Cây nhãn tổ có tuổi thọ hơn 400 năm, tọa lạc tại chùa Hiến (Phố Hiến, Hưng Yên) chính là minh chứng chứng hùng hồn cho nguồn gốc của giống nhãn lồng đặc sản Hưng Yên ngày nay.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 1

Tương truyền rằng, cây nhãn tổ (Hưng Yên) là đặc sản quý của vùng, vì thế, hàng năm cứ vào tháng bảy(âm lịch) hàng năm, khi quả nhãn đã chín, các vị quan dân địa phương cùng các vị tiền bối trong làng liền chọn các chàng trai trẻ khôi ngô, tuấn tú trong làng để trèo cây hái nhãn.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 2

Trong ảnh bia chứng nhận cây nhãn tổ tại chùa Hiến Hưng Yên

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 3

Cây nhãn có cùi dày, múi thơm, mọng và ngọt nhất trong vùng nên được lựa chọn lựa để cúng thành hoàng làng, dâng lên Đức Phật và làm sản vật tiến vua nên giống nhãn này bây giờ còn gọi là giống nhãn tiến.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 4

Cây nhãn có tuổi đời ước tính khoảng 400 năm. Theo lời kể của người dân địa phương thân cây có đường kính tới 2 người ôm, tuy nhiên vào năm 1980 một trận bão lớn khiến cây bị đổ ngang thân duy trì còn một nhánh nhỏ vẫn vươn lên.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 5

Người dân địa phương đắp một ụ đất xung quanh thân cây cũ, phần cây mọc lên bây giờ là từ nhánh nhỏ trước đó.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 6

Tương truyền rằng quả từ cây nhãn tổ rất lớn có thể to bằng lòng chén trà.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 7

Ông Nguyễn Diễm, người gốc Phố Hiến kể lại: “Chúng tôi lớn lên thì cây nhãn tổ đã có từ rất lâu rồi. Xưa cây nhãn to và quả sai lắm. Mỗi khi làng có hội họp thì đều tổ chức tại đình (chùa Hiến) nên ký ức của chúng tôi đều gắn chặt với cây nhãn tổ. Mỗi dịp như vậy, chúng tôi đều được các bô lão trong lành kể về sự tích cây nhãn tổ

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 8

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 9

Trong lịch sử rất nhiều người tới xin giống từ cây nhãn tổ này.

Độc đáo cây nhãn tổ Hưng Yên - 10

Có thể nói rằng đa số các cây nhãn lồng tại Hưng Yên hiện nay đều có một phần bộ gien từ cây nhãn tổ này.

Huyền bí cây ổi biết “cười” ở di tích Lam Kinh

Chúng tôi đã chờ khi không có gió, cây lặng như tờ và chọn phần “nách” của cây (những ngã nhánh) gãi khẽ thì bắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc- Bình ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN