Lần đầu tiên, metro số 1 chạy thử toàn tuyến sau hơn 10 năm khởi công

Sáng 29/8, đoàn tàu metro số 1 bắt đầu vận hành thử nghiệm toàn tuyến đoạn ngầm và trên cao từ ga Bến Thành đến ga Bến xe Suối Tiên.

Sáng 29/8, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cùng nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) tổ chức chạy trình diễn toàn tuyến tàu metro số 1 với lộ trình từ ga Bến Thành (quận 1) đến ga Bến xe Suối Tiên (TP Thủ Đức) và ngược lại. Đúng 9h30, đoàn tàu đầu tiên chính thức rời ga trung tâm Bến Thành di chuyển trên lộ trình gần 20km.

Sáng 29/8, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cùng nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) tổ chức chạy trình diễn toàn tuyến tàu metro số 1 với lộ trình từ ga Bến Thành (quận 1) đến ga Bến xe Suối Tiên (TP Thủ Đức) và ngược lại. Đúng 9h30, đoàn tàu đầu tiên chính thức rời ga trung tâm Bến Thành di chuyển trên lộ trình gần 20km.

Theo lịch, buổi thử nghiệm hôm nay chia thành ba đợt tàu chạy, bắt đầu từ 9h15 và kết thúc lúc 12h20. Sau khi đi qua 3 ga ngầm trên địa bàn quận 1, đoàn tàu băng qua hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Văn Thánh, di chuyển qua khu dân cư phường 22 (quận Bình Thạnh).

Theo lịch, buổi thử nghiệm hôm nay chia thành ba đợt tàu chạy, bắt đầu từ 9h15 và kết thúc lúc 12h20. Sau khi đi qua 3 ga ngầm trên địa bàn quận 1, đoàn tàu băng qua hạ nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Văn Thánh, di chuyển qua khu dân cư phường 22 (quận Bình Thạnh).

Đoàn tàu băng qua ga Văn Thánh – ga trên cao đầu tiên và khu du lịch Văn Thánh. Trong lần chạy trình diễn toàn tuyến này, chỉ tối đa 20 người tham gia. Để đảo bảo an toàn, nhà thầu yêu cầu người tham gia phải mặc quần áo và đi giày phù hợp nhằm sơ tán khỏi tàu khi cần.

Đoàn tàu băng qua ga Văn Thánh – ga trên cao đầu tiên và khu du lịch Văn Thánh. Trong lần chạy trình diễn toàn tuyến này, chỉ tối đa 20 người tham gia. Để đảo bảo an toàn, nhà thầu yêu cầu người tham gia phải mặc quần áo và đi giày phù hợp nhằm sơ tán khỏi tàu khi cần.

Tàu chạy qua cầu vượt metro trên cao cắt ngang qua đường Điện Biên Phủ để vào ga Tân Cảng.

Tàu chạy qua cầu vượt metro trên cao cắt ngang qua đường Điện Biên Phủ để vào ga Tân Cảng.

Trên hành trình, tàu dừng lại khoảng 5 phút ở ga Ba Son, Tân Cảng. Trước đó, để chuẩn bị cho công tác chạy thử nghiệm toàn tuyến, nhà thầu Hitachi đã nỗ lực thi công lắp đặt đúng theo mục tiêu đề ra và thực hiện vận hành thử chức năng cho đầu máy toa xe như sau: hệ thống hãm, hệ thống kéo, màn hình cho người vận hành, chức năng của cần lấy điện, giao diện với đường ray, OCS, hệ thống điện.

Trên hành trình, tàu dừng lại khoảng 5 phút ở ga Ba Son, Tân Cảng. Trước đó, để chuẩn bị cho công tác chạy thử nghiệm toàn tuyến, nhà thầu Hitachi đã nỗ lực thi công lắp đặt đúng theo mục tiêu đề ra và thực hiện vận hành thử chức năng cho đầu máy toa xe như sau: hệ thống hãm, hệ thống kéo, màn hình cho người vận hành, chức năng của cần lấy điện, giao diện với đường ray, OCS, hệ thống điện.

Theo MAUR, công việc thi công, lắp đặt và thử nghiệm trong đoạn ngầm phức tạp hơn nhiều so với đoạn trên cao do phạm vi công trường hạn hẹp hơn, thiết bị sử dụng nhiều hơn; các điều kiện về ánh sáng, thông gió không được thuận lợi như đoạn trên cao; mức độ giao diện, chồng lấn của các đơn vị thi công nhiều hơn do đây là đoạn thi công cuối cùng, các hạng mục, hệ thống phải hoàn thiện cùng lúc.

Theo MAUR, công việc thi công, lắp đặt và thử nghiệm trong đoạn ngầm phức tạp hơn nhiều so với đoạn trên cao do phạm vi công trường hạn hẹp hơn, thiết bị sử dụng nhiều hơn; các điều kiện về ánh sáng, thông gió không được thuận lợi như đoạn trên cao; mức độ giao diện, chồng lấn của các đơn vị thi công nhiều hơn do đây là đoạn thi công cuối cùng, các hạng mục, hệ thống phải hoàn thiện cùng lúc.

Đoàn tàu băng qua cầu vượt sông Sài Gòn, chạy song song với cầu Sài Gòn tiến vào ga Thảo Điền, TP Thủ Đức. Trong đợt hai và ba, từ 11h đến 12h20, tàu khởi hành từ ga Bến Thành nhưng không đi hết tuyến mà chỉ chạy đến ga An Phú, TP Thủ Đức.

Đoàn tàu băng qua cầu vượt sông Sài Gòn, chạy song song với cầu Sài Gòn tiến vào ga Thảo Điền, TP Thủ Đức. Trong đợt hai và ba, từ 11h đến 12h20, tàu khởi hành từ ga Bến Thành nhưng không đi hết tuyến mà chỉ chạy đến ga An Phú, TP Thủ Đức.

Theo MAUR, đây là sự kiện đánh dấu thêm cột mốc mới trong quá trình triển khai dự án, tròn một năm kể từ ngày đoàn tàu metro đầu tiên lăn bánh trong phạm vi depot Long Bình.

Theo MAUR, đây là sự kiện đánh dấu thêm cột mốc mới trong quá trình triển khai dự án, tròn một năm kể từ ngày đoàn tàu metro đầu tiên lăn bánh trong phạm vi depot Long Bình.

Sự kiện cũng mang ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9, đồng thời là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Sự kiện cũng mang ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9, đồng thời là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Trong đợt chạy đầu tiên, tàu chạy thẳng về ga Bến xe Suối Tiên rồi vòng ngược lại nơi xuất phát ở Bến Thành. Theo thiết kế, thời gian đoàn tàu di chuyển từ ga Bến Thành đến ga Bến xe Suối Tiên khoảng 29 phút. Thời gian dừng tại ga là 30 giây, trừ ga Bến Thành và Bến xe Suối Tiên.

Trong đợt chạy đầu tiên, tàu chạy thẳng về ga Bến xe Suối Tiên rồi vòng ngược lại nơi xuất phát ở Bến Thành. Theo thiết kế, thời gian đoàn tàu di chuyển từ ga Bến Thành đến ga Bến xe Suối Tiên khoảng 29 phút. Thời gian dừng tại ga là 30 giây, trừ ga Bến Thành và Bến xe Suối Tiên.

Tuyến metro số 1 có 17 đoàn tàu, 14 đoàn vận hành và 3 đoàn dự phòng. Mỗi đoàn tàu 3 toa dài 61,5m, có thể chở 930 khách, trong đó 147 khách ngồi và 783 khách đứng. Tốc độ tối đa theo thiết kế là 110km/h (đoạn trên cao) và 80km/h (đoạn hầm).

Tuyến metro số 1 có 17 đoàn tàu, 14 đoàn vận hành và 3 đoàn dự phòng. Mỗi đoàn tàu 3 toa dài 61,5m, có thể chở 930 khách, trong đó 147 khách ngồi và 783 khách đứng. Tốc độ tối đa theo thiết kế là 110km/h (đoạn trên cao) và 80km/h (đoạn hầm).

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM dự kiến giá vé đi lại tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) từ 12.000 – 18.000 đồng/lượt. Cụ thể, vé lượt thấp nhất cho chặng 5km là 12.000 đồng và chặng trên 15km là 18.000 đồng. Ngoài ra, giá vé 1 ngày 40.000 đồng, vé 3 ngày 90.000 đồng, vé tháng 260.000 đồng.

Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM dự kiến giá vé đi lại tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) từ 12.000 – 18.000 đồng/lượt. Cụ thể, vé lượt thấp nhất cho chặng 5km là 12.000 đồng và chặng trên 15km là 18.000 đồng. Ngoài ra, giá vé 1 ngày 40.000 đồng, vé 3 ngày 90.000 đồng, vé tháng 260.000 đồng.

Sau 10 năm khởi công, cuối tháng 12/2022, đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1 vận hành thử nghiệm đoạn trên cao với cự ly gần 9km, từ depot Suối Tiên đến ga Bình Thái.  Tiếp đó, cuối tháng 4 năm nay, metro số 1 tiếp tục chạy thử nghiệm với lộ trình từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga An Phú dài 12,3km, qua 8 nhà ga với 2.000 khách trải nghiệm.

Sau 10 năm khởi công, cuối tháng 12/2022, đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1 vận hành thử nghiệm đoạn trên cao với cự ly gần 9km, từ depot Suối Tiên đến ga Bình Thái.  Tiếp đó, cuối tháng 4 năm nay, metro số 1 tiếp tục chạy thử nghiệm với lộ trình từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga An Phú dài 12,3km, qua 8 nhà ga với 2.000 khách trải nghiệm.

MAUR thông tin thêm, trong 4 tháng cuối năm 2023, đơn vị này sẽ cùng tư vấn NJPT và các nhà thầu Nhật Bản tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cơ bản công tác thi công để sau đó chuyển sang giai đoạn chạy thử và khai thác thử làm cơ sở cho việc đánh giá An toàn hệ thống. Bên cạnh đó, MAUR cũng sẽ phối hợp với Công ty TNHH đường sắt đô thị số 1 và các nhà thầu, tư vấn để tiến hành đào tạo về công tác vận hành và công tác bảo trì.

MAUR thông tin thêm, trong 4 tháng cuối năm 2023, đơn vị này sẽ cùng tư vấn NJPT và các nhà thầu Nhật Bản tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cơ bản công tác thi công để sau đó chuyển sang giai đoạn chạy thử và khai thác thử làm cơ sở cho việc đánh giá An toàn hệ thống. Bên cạnh đó, MAUR cũng sẽ phối hợp với Công ty TNHH đường sắt đô thị số 1 và các nhà thầu, tư vấn để tiến hành đào tạo về công tác vận hành và công tác bảo trì.

Dự án tuyến metro số 1 được khởi công từ năm 2012 với tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng. Tuyến metro này dài 19,7 km, trong đó 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao; qua 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.

Đến nay, toàn dự án đã hoàn thành gần 96% khối lượng công việc. Dự kiến hoàn thành thi công cuối năm 2023, vận hành thương mại vào 2024.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Đường sắt trên cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN