Đoạn đê cỏ mọc um tùm “khoác áo mới”, trở thành con đường bích họa dài nhất Thủ đô
Đoạn đê dài hơn 2km được khoác lên mình chiếc "áo mới", là những bức tranh đa màu sắc, tạo nên con đường bích họa dài nhất tại Hà Nội.
Bắt đầu từ cầu Phùng, bức tường của đoạn đường đê gần 2,5 km thuộc xã Tam Thuấn và Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, được trang trí bằng những bức họa mang nét đặc trưng văn hóa, lịch sử, của làng quê Việt Nam
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phúc Thọ Lê Tiến Hải cho biết: Tuyến đường bích họa dài 2,2km, độ cao trung bình 1,5m, tổng diện tích vẽ khoảng 3.450m2 với hơn 100 bức bích họa, là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là con đường bích họa dài nhất ở Thủ đô Hà Nội trong thời điểm hiện tại
Toàn bộ đoạn đê dài hơn 2km được khoác lên mình chiếc "áo mới" là những bức tranh đa màu sắc, tạo nên con đường bích họa dài nhất tại Hà Nội. Người dân đi qua đoạn đường cầu Phùng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đều bị thu hút bởi những bức bích hoạ đẹp mắt nằm nối tiếp nhau
Huyện Phúc Thọ có 21 xã, thị trấn, mỗi đơn vị được bố trí một bức tranh để khái quát những nét đặc trưng của từng địa phương. Tuyến đường bích họa chi phí hàng tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là vật liệu sơn vẽ tranh, được huyện Phúc Thọ chi trả bằng nguồn kinh phí xã hội hóa
Anh Vũ Văn Đoàn, họa sĩ vẽ tranh cho biết, các bức tranh ở đây xoay quanh chủ để sự phát triển của huyện Phúc Thọ, các công trình kiến trúc từ xưa đến nay, những công trình nổi bật trong huyện
"Trước khi vẽ, anh em họa sĩ phải làm vệ sinh một lượt, đánh qua một lượt giấy ráp rồi mới sơn một lượt sơn lót", anh Đoàn cho biết thêm
Anh Trần Văn Nam, trưởng nhóm họa sĩ thi công đường bích họa cho biết: "Làm sơn không được pha loãng, vẽ xong mình lại phủ thêm một lớp sơn bóng bên ngoài để bảo vệ màu. Mỗi một lần mưa, anh em lại phải vẽ lại, do đất và nước từ đê chảy xuống khiến tiến độ công việc chậm lại".
Bức bích họa bắt đầu từ bức tranh nét đẹp vùng quê nông thôn, đến sự đổi mới với các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái cùng phong trào xây dựng nông thôn mới
Người dân trồng thêm những cây hoa giấy dọc tuyến đường bích họa khiến diện mạo nơi đây thay đổi rõ nét
Để hoàn thành con đường bích họa, gồm 10 họa sĩ làm việc liên túc trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, một số ngày mưa nên công việc tiến triển chậm hơn dự kiến
Ông Nguyễn Văn Xuân (xã Tam Thuấn) cho biết, từ ngày các họa sĩ vẽ những bức họa lên những bức tường bê tông xám xịt khiến người dân đi qua đây rất thích thú. Được cảm nhận sự thay đổi của huyện Phúc Thọ qua những bức tranh sinh động
Ông Nguyễn Xuân Tam – Chủ tịch UBND xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ) cho biết, quá trình thực hiện tuyến đường bích họa, Huyện đoàn Phúc Thọ đã huy động hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên thuộc các xã: Tam Thuấn, Tam Hiệp, Thanh Đa, Hiệp Thuận tham gia làm nhẵn bức tường, làm sạch mặt bằng trước khi triển khai sơn lót và vẽ. Nhiều giáo viên dạy mỹ thuật của các trường trong huyện cũng nhiệt tình hỗ trợ thực hiện các bức tranh tường và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã ủng hộ tiền mua sơn vẽ tranh…
Nguồn: [Link nguồn]
Mùa Trung thu năm nay, phố bích họa Phùng Hưng trở thành điểm đến mới thu hút nhiều bạn trẻ đến 'check-in' khi nơi...