Đổ xô về công viên bên sông Sài Gòn ngắm “trăng máu”, người yêu thiên văn nuối tiếc vì "sự cố"

Sự kiện: Tin nóng

Hàng trăm người quan sát “trăng máu” trên bến Bạch Đằng, TP.HCM tỏ ra khá thất vọng khi thời điểm mặt trăng chuyển sang màu đỏ sẫm thì bị mây che khuất.

Từ 17h chiều 8/11, hàng trăm người tập trung tại Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) để chiêm ngưỡng hiện tượng “trăng máu” (nguyệt thực toàn phần) cuối cùng của năm nay.

Từ 17h chiều 8/11, hàng trăm người tập trung tại Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) để chiêm ngưỡng hiện tượng “trăng máu” (nguyệt thực toàn phần) cuối cùng của năm nay.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất, không được mặt trời chiếu sáng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ta hiện tượng nguyệt thực. Khi mặt trăng đi vào sâu hơn bóng của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ. Khu vực công viên bên bờ sông Sài Gòn này có rất đông người dân, đặc biệt là các bạn trẻ chuẩn bị ngắm nguyệt thực hướng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất, không được mặt trời chiếu sáng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ta hiện tượng nguyệt thực. Khi mặt trăng đi vào sâu hơn bóng của trái đất, mặt trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ. Khu vực công viên bên bờ sông Sài Gòn này có rất đông người dân, đặc biệt là các bạn trẻ chuẩn bị ngắm nguyệt thực hướng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Đổ xô về công viên bên sông Sài Gòn ngắm “trăng máu”, người yêu thiên văn nuối tiếc vì "sự cố" - 3

Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư (HAAC) tập trung về đây, mang theo kính thiên văn, ống nhòm tổ chức cho người dân quan sát hình ảnh “trăng máu”. Có khá đông trẻ em tỏ ra thích thú thử kính thiên văn, ống nhòm của CLB trước giờ xuất hiện nguyệt thực toàn phần tại TP.HCM.

Các thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư (HAAC) tập trung về đây, mang theo kính thiên văn, ống nhòm tổ chức cho người dân quan sát hình ảnh “trăng máu”. Có khá đông trẻ em tỏ ra thích thú thử kính thiên văn, ống nhòm của CLB trước giờ xuất hiện nguyệt thực toàn phần tại TP.HCM.

Người dân có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường. Nếu sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông hay ống nhòm quan sát thì xem được đẹp hơn.

Người dân có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần bằng mắt thường. Nếu sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông hay ống nhòm quan sát thì xem được đẹp hơn.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB HAAC cho biết, dịp này CLB mang theo một số kính thiên văn và ống nhòm phục vụ người dân, người mê thiên văn chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần. Trong đó kính thiên văn đắt tiền nhất trị giá 20 triệu, kính có tổ hợp điều khiển tự động theo trăng.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB HAAC cho biết, dịp này CLB mang theo một số kính thiên văn và ống nhòm phục vụ người dân, người mê thiên văn chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần. Trong đó kính thiên văn đắt tiền nhất trị giá 20 triệu, kính có tổ hợp điều khiển tự động theo trăng.

“Kính càng to càng nhìn rõ và sáng hơn nhưng với thời tiết TP.HCM hiện tại trời khá mù nên khả năng nhìn rõ sẽ không chắc chắn. Khi mắt thường thấy trăng thì mới điều chỉnh được kính để quan sát”, anh Tuấn cho biết.

“Kính càng to càng nhìn rõ và sáng hơn nhưng với thời tiết TP.HCM hiện tại trời khá mù nên khả năng nhìn rõ sẽ không chắc chắn. Khi mắt thường thấy trăng thì mới điều chỉnh được kính để quan sát”, anh Tuấn cho biết.

Nguyệt thực toàn phần cuối năm nay đạt cực đại lúc 17h59, ngày 8/11 (giờ Hà Nội). Người dân ở khắp Việt Nam đều được chiêm ngưỡng “trăng máu ảo ảnh” lúc hoàng hôn. Ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ sẽ đón trăng máu từ lúc 17h16, là nguyệt thực toàn phần ngay từ khi xuất hiện, chuyển sang nguyệt thực một phần rồi nguyệt thực nửa tối từ 18h41 và trở lại thành trăng thường lúc 20h56. Người dân ở miền Nam và Nam Trung Bộ sẽ đón trăng máu dưới dạng nguyệt thực toàn phần lúc 17h59 phút, các bước chuyển giai đoạn tương đương khu vực miền Bắc.

Nguyệt thực toàn phần cuối năm nay đạt cực đại lúc 17h59, ngày 8/11 (giờ Hà Nội). Người dân ở khắp Việt Nam đều được chiêm ngưỡng “trăng máu ảo ảnh” lúc hoàng hôn. Ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ sẽ đón trăng máu từ lúc 17h16, là nguyệt thực toàn phần ngay từ khi xuất hiện, chuyển sang nguyệt thực một phần rồi nguyệt thực nửa tối từ 18h41 và trở lại thành trăng thường lúc 20h56. Người dân ở miền Nam và Nam Trung Bộ sẽ đón trăng máu dưới dạng nguyệt thực toàn phần lúc 17h59 phút, các bước chuyển giai đoạn tương đương khu vực miền Bắc.

Theo các chuyên gia, nguyệt thực toàn phần đêm 8/11 nhìn từ Việt Nam trông to và huyền ảo hơn nhờ sự giao thoa với hiện tượng quang học đặc biệt. Bất kỳ khu vực nào có hướng nhìn về phía Đông trống trải đều có thể quan sát tốt nguyệt thực. Trước thời điểm xuất hiện “trăng máu”, nhiều người xếp hàng tại công viên bến Bạch Đằng để xem thử kính thiên văn.

Theo các chuyên gia, nguyệt thực toàn phần đêm 8/11 nhìn từ Việt Nam trông to và huyền ảo hơn nhờ sự giao thoa với hiện tượng quang học đặc biệt. Bất kỳ khu vực nào có hướng nhìn về phía Đông trống trải đều có thể quan sát tốt nguyệt thực. Trước thời điểm xuất hiện “trăng máu”, nhiều người xếp hàng tại công viên bến Bạch Đằng để xem thử kính thiên văn.

Tại TP.HCM, người xem có thể thấy mặt trăng đỏ như máu mọc lên từ chân trời Đông. Đến 17h59 là thời điểm cực đại nguyệt thực toàn phần khi trăng có màu đỏ sậm nhất. Mặt trăng bắt đầu bị che khuất dần và ngả sang màu đỏ. Tuy nhiên, đến thời điểm 18h00, bầu trời TP.HCM vẫn chưa thấy mặt trăng bằng mắt thường do tiết trời mây mù.

Tại TP.HCM, người xem có thể thấy mặt trăng đỏ như máu mọc lên từ chân trời Đông. Đến 17h59 là thời điểm cực đại nguyệt thực toàn phần khi trăng có màu đỏ sậm nhất. Mặt trăng bắt đầu bị che khuất dần và ngả sang màu đỏ. Tuy nhiên, đến thời điểm 18h00, bầu trời TP.HCM vẫn chưa thấy mặt trăng bằng mắt thường do tiết trời mây mù.

Đổ xô về công viên bên sông Sài Gòn ngắm “trăng máu”, người yêu thiên văn nuối tiếc vì "sự cố" - 11

Thời điểm khi tiết trời tan mây (ảnh trên), thời điểm nguyệt thực toàn phần qua đi (ảnh dưới). Lúc 18h30, mặt trăng bắt đầu lộ diện, quan sát bằng kính thiên văn, bằng mắt hay chụp ảnh thấy một phần trăng đã lộ diện.

Thời điểm khi tiết trời tan mây (ảnh trên), thời điểm nguyệt thực toàn phần qua đi (ảnh dưới). Lúc 18h30, mặt trăng bắt đầu lộ diện, quan sát bằng kính thiên văn, bằng mắt hay chụp ảnh thấy một phần trăng đã lộ diện.

“So với những lần nguyệt thực toàn phần mình từng chiêm ngưỡng thì hôm nay thời điểm trăng màu đỏ bị mây che khuất. Hơi tiếc nhưng việc quan sát thiên văn thường phụ thuộc vào thời tiết nên phải chấp nhận”, Phạm Minh Nhật, thành viên CLB HAAC, tiếc nuối nói.

“So với những lần nguyệt thực toàn phần mình từng chiêm ngưỡng thì hôm nay thời điểm trăng màu đỏ bị mây che khuất. Hơi tiếc nhưng việc quan sát thiên văn thường phụ thuộc vào thời tiết nên phải chấp nhận”, Phạm Minh Nhật, thành viên CLB HAAC, tiếc nuối nói.

“Em hay xem hình nguyệt thực toàn phần trên mạng nhưng khi quan sát qua kính thiên văn thì nhìn khác hẳn, thực tế hơn và rất sống động”, Vinh, sinh viên đại học cho hay.

“Em hay xem hình nguyệt thực toàn phần trên mạng nhưng khi quan sát qua kính thiên văn thì nhìn khác hẳn, thực tế hơn và rất sống động”, Vinh, sinh viên đại học cho hay.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần kết thúc vào 18h41, khi trăng dần lên cao và kết thúc pha toàn phần, sau đó chuyển sang pha nguyệt thực một phần, kết thúc sẽ trả lại vầng trăng như bình thường. Trong ảnh, mặt trăng thời điểm sau nguyệt thực toàn phần chụp qua kính thiên văn.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần kết thúc vào 18h41, khi trăng dần lên cao và kết thúc pha toàn phần, sau đó chuyển sang pha nguyệt thực một phần, kết thúc sẽ trả lại vầng trăng như bình thường. Trong ảnh, mặt trăng thời điểm sau nguyệt thực toàn phần chụp qua kính thiên văn.

Đây là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương cũng có cơ hội thấy được trăng máu với nhiều cấp độ khác nhau.

Đây là nguyệt thực thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2022. Nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương cũng có cơ hội thấy được trăng máu với nhiều cấp độ khác nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN