Đổ xô đi xem bãi cọc nghìn năm tuổi liên quan trận Bạch Đằng ở Hải Phòng

Sự kiện: Hải Phòng

Sau thông tin phát hiện bãi cọc nghìn năm tuổi ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) có liên quan đến chiên thắng Bạch Đằng năm 1288, nhiều người dân hiếu kỳ đã đổ xô về đây “mục sở thị” các chuyên gia khai quật bãi cọc.

Đổ xô đi xem bãi cọc nghìn năm tuổi liên quan trận Bạch Đằng ở Hải Phòng - 1

Khoảng 9h sáng (24/12), rất đông người dân kéo về khu di tích bãi cọc Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên để tận thấy những cây cọc hàng nghìn năm tuổi. Đa số là những người dân trong vùng tìm đến để thỏa mãn sự hiếu kỳ.

Nhiều người dân tập trung tại cánh đồng Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên để "mục sở thị" bãi cọc nghìn năm tuổi.

Nhiều người dân tập trung tại cánh đồng Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên để "mục sở thị" bãi cọc nghìn năm tuổi.

Sau gần 1 tháng khai quật, sáng 24/12, các cây cọc trong hố khai quật hiện được bọc kín bằng vải để bảo quản. Đồng thời, khu vực quanh hố được cắm cọc gỗ quây bằng dây thép. Các lực lượng chuyên trách cũng được cắt cử bảo vệ 3 hố khai quật 24/24.

Các cây cọc được bọc vải để bảo quản.

Các cây cọc được bọc vải để bảo quản.

Ông Nguyễn Tuân Triệu (SN 1963), người phát hiện hai cây cọc trong lúc canh tác tại cánh đồng Cao Quỳ cho biết: "Hiện tôi phụ trách chính việc bảo quản các cây cọc tại đây. Ngoài ra còn có lực lượng bảo vệ canh gác 24/24 để đảm bảo an toàn. Hàng ngày tầm 10h đến 2h có rất đông người dân của xã Liên Khê và các xã lân cận đến chiêm ngưỡng các cây cọc. Mặc dù các cây cọc đã được bọc lại để bảo quản những nhiều người vẫn cảm thán không thôi về di tích từ trận chiến Bạch Đằng năm xưa".

 Ông Triệu tưới nước để bảo quản các cây cọc.

 Ông Triệu tưới nước để bảo quản các cây cọc.

Bà Nguyễn Thị Năm (trú tại thôn 5, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) chia sẻ: "Mấy hôm trước khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt, mãi tới hôm nay tôi mới vào xem được. Cách đây nhiều năm cũng có nhiều gia đình vớt dưới sông lên được cây gỗ cỡ lớn nhưng không biết đây là cây cọc tồn tại trong trận chiến Bạch Đằng sau các nhà khảo cổ về chúng tôi mới biết ở đây tồn tại một bãi cọc lịch sử".

Nhiều người dân hiếu kỳ đến xem bãi cọc ngày một đông.

Nhiều người dân hiếu kỳ đến xem bãi cọc ngày một đông.

"Xã tôi cũng có 3 di tích khác có từ thời nhà Trần nên việc phát hiện thêm di tích bãi cọc Cao Quỳ khiến người dân chúng tôi rất tự hào về mảng đất nơi mình sinh ra" – Bà Năm chia sẻ thêm.

Anh Nguyễn Quang Đông (trú tại xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng): "Nhà tôi cách đây 18km nhưng cũng thu xếp về chiêm ngưỡng bãi cọc Cao Quỳ. Tận mắt tôi mới cảm thấy khâm phục ông cha ta ngày xưa. Những cây gỗ to và chắc như vậy để mà đóng xuống lòng sông bằng sức người tưởng như là việc không thể vậy mà dân ta làm được".

Nhiều người trầm trồ về sự kỳ công và ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng của cha ông.

Nhiều người trầm trồ về sự kỳ công và ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng của cha ông.

“Chúng tôi nhận định sơ bộ bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288). Bãi cọc có thể nhằm mục đích ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn mà buộc quân Mông - Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt” – Tiến sỹ Bùi Văn Hiếu nói.

Ngoài ông Triệu, cơ quan chức năng vẫn cắt cử người bảo vệ bãi cọc 24/24.

Ngoài ông Triệu, cơ quan chức năng vẫn cắt cử người bảo vệ bãi cọc 24/24.

Về phương pháp phát huy di vật sau quá trình khai quật, TS Bùi Văn Hiếu cho rằng, nên xây dựng khu trưng bày ngoài trời tạo nên điểm tham quan di tích, học tập lịch sử nhằm giáo dục sinh động hơn về chiến thắng lịch sử Bạch Đằng.

Nhiều người đến chụp ảnh, "checkin" tại bãi cọc.

Nhiều người đến chụp ảnh, "checkin" tại bãi cọc.

Trước đó, ngày 21/12, UBND TP Hải Phòng phối hợp Viện Khảo cổ tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ. Tại đây các nhà khảo cổ đầu ngành, Viện Khảo cổ trình bày kết quả khai quật, cùng với những nhận định khoa học và bàn thảo giải pháp bảo quản bảo tồn và trưng bày hiện vật.

Cọc gỗ ở bãi cọc Cao Quỳ có đường kính lớn hơn những bãi cọc được phát hiện trước đó và đầu cọc được chặt khá bằng.

Cọc gỗ ở bãi cọc Cao Quỳ có đường kính lớn hơn những bãi cọc được phát hiện trước đó và đầu cọc được chặt khá bằng.

Phát hiện bãi cọc quý hàng ngàn năm tuổi ở Hải Phòng

Tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), Viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dương - Phương Linh ([Tên nguồn])
Hải Phòng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN