"Đìu hiu" tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau khi lỡ hẹn lần thứ 9
Mặc dù Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin, các bên liên quan cố gắng để đưa các đoàn tàu tại đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại vào cuối tháng 12/2019, tuy nhiên, hiện nay, toàn tuyến vẫn vắng hoe, đường ray phơi nắng mưa, hệ thống nhà chờ quây rào và bị bôi bẩn. Quang cảnh đìu hiu, nhếch nhác đang bao trùm toàn dự án…
Theo đó, trong buổi tiếp xúc cử tri vào tháng 11/2019, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang phối hợp với nhà thầu đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành vào cuối tháng 12/2019.
Tuy nhiên, hiện thời điểm cuối tháng 12 trôi qua được 4 ngày, nhưng thực tế trên toàn tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông vào 2 ngày qua, PV ghi nhận, hệ thống đường ray trên cao vẫn vắng tàu hoạt động, nằm phơi nắng mưa, nhiều đoạn bị hoen gỉ…
Hệ thống các đoàn tàu và máy móc vận hành cũng đang nằm im trong trong “kho” và phủ bạt thường xuyên.
Hệ thống thang máy lên xuống các ga nằm bất động, bên trong các nhà ga tối om, toàn công trường vắng bóng cán bộ, công nhân viên vận hành (trừ bảo vệ).
Đặc biệt, tại các cửa vào cầu thang để đi lên ga, hầu hết bị bịt kín, với các cửa ga tại nhà ga Vành đai 3, nhà ga Hoàng Cầu… đơn vị thi công đã căng dây và dựng các biển báo tự chế với các dòng chữ viết tay “Cấm vào ga”, “Không phận sự miễn vào”…
Tại nhiều cửa ra vào thang máy ở chân các ga, tình trạng lấn chiếm, đổ phế liệu diễn ra phổ biến, thậm chí tại nhà ga Vành đai 3 cửa vào thang bộ còn, buồng kỹ thuật còn là nơi đóng, treo biển quán ăn, để bếp than tổ ong.
Trong khi dự án được đầu tư với trên 18.000 tỷ đồng để giảm xe cá nhân, ùn tắc cho Hà Nội đang bị “đắp chiếu”, thì các tuyến đường bên dưới vẫn quá tải về ô tô, xe máy và xe buýt phải xếp hàng đi qua các ga vì ùn tắc.
Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, có tiến độ hoàn thành tháng 6/2015 với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD và nay đã bị đội vốngiá lên 891 triệu USD (tương đương khoảng 18.700 tỷ đổng - chủ yếu vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc) với lãi xuất 3% năm. Dự án dài hơn 13km với 12 nhà ga trên cao. Tổng thầu thi công dự án theo hình thức EPC là Cty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Chủ đầu tư là Bộ GTVT (đại diện là Ban quản lý Dự án đường sắt). Đến nay dự án đã bị chậm tiến độ 5 năm, với lần không thể chạy thương mại vào cuối tháng 12/2019, dự án đã trải qua 9 lần lỡ hẹn với người dân tại Thủ đô. |
Hà Nội đề xuất Chính phủ cho phép giải ngân vốn dự án ODA theo tiến độ, đưa đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga...
Nguồn: [Link nguồn]