Dinh thự của “Vua Mèo” được công nhận là di tích từ khi nào?

Tòa dinh thự của "Vua Mèo" được xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1903 với kinh phí khoảng 15.000 đồng bạc hoa xòe, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.

Dinh thự của “Vua Mèo” được công nhận là di tích từ khi nào? - 1

Dinh thự họ Vương rộng hơn 3.000m2 nằm dưới chân thung lũng Sà Phìn.

Bất ngờ biết nhà được công nhận di tích

Gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến vụ việc tòa dinh thự của “Vua Mèo” Vương Chí Sình vốn thuộc sở hữu của dòng họ Vương ở Sà Phìn nay lại được Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.

Ông Vương Duy Bảo - cháu nội “Vua Mèo” Vương Chí Sình, nguyên phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để đòi lại công bằng cho gia đình.

Dinh thự của “Vua Mèo” được công nhận là di tích từ khi nào? - 2

Ông Vương Duy Bảo – cháu nội “Vua Mèo” Vương Chí Sình.

Theo ông Bảo, tòa dinh thự họ Vương do cụ nội ông là Vương Chính Đức xây dựng năm 1898, hoàn thành năm 1903 với kinh phí khoảng 15.000 đồng bạc hoa xòe, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.

Sau khi Vương Chính Đức qua đời, tòa dinh thự được di chúc lại cho 2 người con và 1 người cháu. Tiền dinh do cháu đích tôn Vương Quỳnh Sơn (bố ông Vương Duy Bảo) thừa kế. Trung dinh do con trai thứ 3 Vương Chí Chư thừa kế. Hậu dinh do con trai thứ 4 Vương Chí Sình thừa kế.

Trải qua một thời gian dài, tòa dinh thự trở thành nơi ở, sinh hoạt cộng đồng của con cháu họ Vương.

Năm 1963, Bộ trưởng Bộ Văn hóa bấy giờ là ông Hoàng Minh Giám gửi công văn đến Ủy ban Dân tộc xin tòa dinh thự họ Vương làm bảo tồn. Ủy ban Dân tộc sau đó trả lời, tòa dinh thự là nhà của họ Vương, không phải của Nhà nước. Bộ Văn hóa muốn lấy nhà làm bảo tồn thì đến thương lượng với nhà họ Vương.

Bẵng đi một thời gian, gia đình họ Vương không thấy có ai ở Bộ Văn hóa đến nói chuyện. Họ vẫn ở và sinh hoạt bình thường tại tòa dinh thự dưới thung lũng Sà Phìn.

Năm 2002, con cháu họ Vương bất ngờ biết tin tòa dinh thự này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1993.

Theo ông Bảo, thời điểm năm 2002, tòa dinh thự vẫn có 6 hộ với khoảng 40 nhân khẩu nhà họ Vương đang sinh sống.

Đồng ý cho làm di tích nhưng không quốc hữu hóa tòa dinh thự

Lo lắng tòa dinh thự sẽ bị quốc hữu hóa, bố ông Bảo là ông Vương Quỳnh Sơn đã gửi đơn lên Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Phan Văn Khải.

Trong đơn, ông Sơn viết: “Tòa nhà Sà Phìn là của cha ông chúng tôi để lại cho con cháu cư trú. Nó mãi mãi thuộc quyền sở hữu của con cháu họ Vương chúng tôi”.

Nhận sự chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin khi đó là ông Phạm Quang Nghị đã trực tiếp làm việc với ông Vương Quỳnh Sơn và con cháu họ Vương để giải quyết vụ việc.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Quang Nghị kết luận: Việc Nhà nước công nhận các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật trên đất nước Việt Nam, trong đó có di tích nhà Vương là sự ghi nhận về mặt pháp lý và tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa ấy trong hiện tại và tương lai. Đó là việc làm đúng đắn có tác dụng cho cả chủ sở hữu, cho địa phương và cho toàn xã hội.

Quyết định này không quốc hữu hóa quyền sở hữu ngôi nhà của những người trong gia đình được quyền thừa kế hợp pháp.

Sau khi tu bổ, tôn tạo xong, để lại 1-2 phòng trong di tích cho dòng họ Vương sử dụng. 

Để đảm bảo cho công tác bảo quản di tích và tạo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho các gia đình trong khu di tích, đề nghị UBND tỉnh Hà Giang nghiên cứu vị trí thích hợp và hỗ trợ kinh phí để di chuyển các hộ thuộc dòng họ Vương đang sinh sống trong khu di tích.

Ông Vương Quỳnh Sơn cùng con cháu họ Vương và UBND tỉnh Hà Giang đồng ý với kết luận của Bộ Văn hóa – Thông tin.

Sau đó, phía chính quyền hỗ trợ cho mỗi gia đình họ Vương hơn 100m2 đất cùng 30 triệu đồng để dựng nhà cửa, tạo thuận lợi cho quá trình trùng tu, tôn tạo tòa dinh thự.

Gần đây, khi đã về hưu và có nhu cầu làm sổ đỏ cho tòa dinh thự, ông Vương Duy Bảo bất ngờ khi biết tòa dinh thự hơn 3.000m2 đất đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cấp cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.

Dinh thự của “Vua Mèo” được công nhận là di tích từ khi nào? - 3

Sở TN&MT tỉnh Hà Giang khẳng định, việc cấp giấy chứng nhận này là đúng với quy định của pháp luật.

Sau khi phản ánh, ông Bảo nhận được văn bản trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang khẳng định: “Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng văn hóa và thông tin huyện Đồng Văn là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật”.

Sở này lý giải, căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về việc thi hành luật đất đai quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tổ chức trực tiếp quản lý di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh” để cấp sổ đỏ.

Hà Giang nhận sai sót, sẽ thu hồi sổ đỏ dinh ”Vua Mèo” cấp sai

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang chiều 23-8 cho biết sẽ thu hồi sổ đỏ dinh "Vua Mèo" do cấp sai quy định trước đó và xem...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Vụ lùm xùm sổ đỏ tòa dinh thự "Vua Mèo" Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN