Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Phật Tam thế ở ngôi chùa nổi tiếng

Bộ tượng Tam thế phật có chất liệu gỗ phủ sơn, thếp vàng, gồm ba vị phật tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) mới được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự, được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ngôi chùa tọa lạc trên khu đất cao, rộng, bằng phẳng, nằm kề bên bờ nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự, được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Ngôi chùa tọa lạc trên khu đất cao, rộng, bằng phẳng, nằm kề bên bờ nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật và tượng Phật giáo như tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán... Nổi bật và được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt và Bộ tượng Tam thế Phật, điêu khắc Phật giáo thế kỷ 17,  chất liệu bằng gỗ phủ sơn mới được công nhân bảo vật Quốc gia (đợt 9), năm 2020.

Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật và tượng Phật giáo như tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán... Nổi bật và được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam là pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt và Bộ tượng Tam thế Phật, điêu khắc Phật giáo thế kỷ 17,  chất liệu bằng gỗ phủ sơn mới được công nhân bảo vật Quốc gia (đợt 9), năm 2020.

Bộ tượng Tam thế phật có chất liệu gỗ phủ sơn, thếp vàng, gồm ba vị phật: Quá khứ thế (Trang nghiêm thiên kiếp phật), Hiện tại thế (Hiền kiếp thiên phật) và Vị lai thế (Tinh tiến kiếp thiên phật) mang ngụ ý về hằng hà sa số phật, vô lượng phật ở cả ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai.

Bộ tượng Tam thế phật có chất liệu gỗ phủ sơn, thếp vàng, gồm ba vị phật: Quá khứ thế (Trang nghiêm thiên kiếp phật), Hiện tại thế (Hiền kiếp thiên phật) và Vị lai thế (Tinh tiến kiếp thiên phật) mang ngụ ý về hằng hà sa số phật, vô lượng phật ở cả ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai.

Ba pho tượng có dáng ngồi theo tư thế nhập thiền trên tòa sen, bên dưới là bệ tượng hình khối vuông, thắt ở giữa với kết cấu ước lệ ba tầng, được trang trí chạm khắc bằng nhiều đồ án hoa văn đặc sắc với những bố cục chặt chẽ, hình thức thể hiện dung dị, khoáng đạt, như bao chứa nhiều ý nghĩa cần được giải mã

Ba pho tượng có dáng ngồi theo tư thế nhập thiền trên tòa sen, bên dưới là bệ tượng hình khối vuông, thắt ở giữa với kết cấu ước lệ ba tầng, được trang trí chạm khắc bằng nhiều đồ án hoa văn đặc sắc với những bố cục chặt chẽ, hình thức thể hiện dung dị, khoáng đạt, như bao chứa nhiều ý nghĩa cần được giải mã

Họa tiết hoa sen ở bệ sen với những cánh sen nở căng, nhọn đầu được tạo khối nổi, màu son thắm, đường viền mép cánh được thếp vàng. Giữa cánh là cụm hoa văn viền bằng hai cung tròn khép lại, uốn kết mũi hài

Họa tiết hoa sen ở bệ sen với những cánh sen nở căng, nhọn đầu được tạo khối nổi, màu son thắm, đường viền mép cánh được thếp vàng. Giữa cánh là cụm hoa văn viền bằng hai cung tròn khép lại, uốn kết mũi hài

Hoa văn hình lá đề ở chính giữa tầng thứ hai của bệ tượng, có đặc điểm tạo hình nổi bật là gần với lá đề, đỉnh nhọn của lá bị khuất bởi tầng trên và xung quanh có viền lửa bốc đầu. Trong lòng lá đề có hình rồng, một môtip thường gặp trong mỹ thuật truyền thống Việt từ thời Lý.

Hoa văn hình lá đề ở chính giữa tầng thứ hai của bệ tượng, có đặc điểm tạo hình nổi bật là gần với lá đề, đỉnh nhọn của lá bị khuất bởi tầng trên và xung quanh có viền lửa bốc đầu. Trong lòng lá đề có hình rồng, một môtip thường gặp trong mỹ thuật truyền thống Việt từ thời Lý.

Nhìn chung, hoa văn trang trí bộ tượng Tam thế tam thiên Phật mang ý nghĩa về các lực lượng tự nhiên, phản ánh tục cầu mưa, cầu mùa, là khát vọng hằng xuyên của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ. Yếu tố dung dị, phóng khoáng của tâm thức bản địa đã Việt hóa những khuôn mẫu tôn giáo, tạo nên sự dung hội văn hóa trong ngôi chùa của người Việt

Nhìn chung, hoa văn trang trí bộ tượng Tam thế tam thiên Phật mang ý nghĩa về các lực lượng tự nhiên, phản ánh tục cầu mưa, cầu mùa, là khát vọng hằng xuyên của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ. Yếu tố dung dị, phóng khoáng của tâm thức bản địa đã Việt hóa những khuôn mẫu tôn giáo, tạo nên sự dung hội văn hóa trong ngôi chùa của người Việt

Bên phải Bộ tượng Tam thế Phật là  pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt cũng được công nhận là bảo vật Quốc gia

Bên phải Bộ tượng Tam thế Phật là  pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt cũng được công nhận là bảo vật Quốc gia

Ngoài ra bên trong Thượng Điện còn rất nhiều cụm tượng thờ rất độc đáo

Ngoài ra bên trong Thượng Điện còn rất nhiều cụm tượng thờ rất độc đáo

Các bức chạm khắc tượng gỗ ở chùa Bút Tháp được coi là hình mẫu tiêu biểu của nghệ thuật chạm khắc gỗ cổ ở Việt Nam

Các bức chạm khắc tượng gỗ ở chùa Bút Tháp được coi là hình mẫu tiêu biểu của nghệ thuật chạm khắc gỗ cổ ở Việt Nam

 Cầu đá nối liền Thượng điện với tòa Tích thiện am, gồm ba nhịp, hai bên lan can cầu có 6 bức tranh chạm khắc đá. Những bức tranh chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp rất độc đáo, các nét chạm nhìn bề ngoài thì ngẫu nhiên, tự do

 Cầu đá nối liền Thượng điện với tòa Tích thiện am, gồm ba nhịp, hai bên lan can cầu có 6 bức tranh chạm khắc đá. Những bức tranh chạm khắc đá ở chùa Bút Tháp rất độc đáo, các nét chạm nhìn bề ngoài thì ngẫu nhiên, tự do

Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng gỗ mít sơn son thếp vàng cao nhất Việt Nam

Suốt 4 năm, trong quá trình tạc tượng Phật Quan Âm, thiếu tiền đến đâu sư thầy lại đi vận động nhân dân lấy tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Bảo vật Quốc gia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN