Điều ít biết về ba pho tượng Tam thế "độc nhất vô nhị" ở Bắc Ninh

Sự kiện: Bảo vật Quốc gia

Ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng (Bắc Ninh) được tạc trong tư thế ngồi thiền trên đài sen đều được tạo tác bằng đá khối với kích thước rất lớn nặng khoảng vài tấn. Năm 2013, ba pho tượng Tam Thế được công nhận bảo vật quốc gia

Chùa Linh Ứng thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Thuận Thành đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần nhưng ba pho tương Tam Thế  tạc bằng đá xanh vẫn còn nguyên vẹn. Chùa đang trong quá trình sửa chữa, tôn tạo.

Chùa Linh Ứng thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Thuận Thành đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần nhưng ba pho tương Tam Thế  tạc bằng đá xanh vẫn còn nguyên vẹn. Chùa đang trong quá trình sửa chữa, tôn tạo.

Theo Hồ sơ di sản, ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng đều được tạo tác bằng đá khối với kích thước rất lớn nặng khoảng vài tấn. Tượng được tạo tác toàn thân trong khối đóng kín với thân hình to lớn.

Theo Hồ sơ di sản, ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng đều được tạo tác bằng đá khối với kích thước rất lớn nặng khoảng vài tấn. Tượng được tạo tác toàn thân trong khối đóng kín với thân hình to lớn.

Văn bia tại chùa Linh Ứng ghi lại rằng, tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác vào thế kỷ XVII, thời Lê Trung Hưng. Các bức tượng tạc bằng chất liệu đá xanh, hình thể nở nang, nét chạm to khỏe phóng khoáng, có chiều cao cả bệ khoảng 2,7m, được bố cục thành ba phần: Tượng, đài sen, bệ.

Văn bia tại chùa Linh Ứng ghi lại rằng, tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác vào thế kỷ XVII, thời Lê Trung Hưng. Các bức tượng tạc bằng chất liệu đá xanh, hình thể nở nang, nét chạm to khỏe phóng khoáng, có chiều cao cả bệ khoảng 2,7m, được bố cục thành ba phần: Tượng, đài sen, bệ.

Cũng theo nội dung Hồ sơ di sản, sự độc đáo còn thể hiện ở phần bệ tượng với kiểu dáng và những mô típ hoa văn trang trí đó kế thừa được những nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần và thời Lê Sơ, thời Mạc mà còn tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật Pháp.

Cũng theo nội dung Hồ sơ di sản, sự độc đáo còn thể hiện ở phần bệ tượng với kiểu dáng và những mô típ hoa văn trang trí đó kế thừa được những nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần và thời Lê Sơ, thời Mạc mà còn tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật Pháp.

Pho tượng ở giữa có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm,  trong tư thế ngồi thiền, hai tay để nhẹ nhàng trên đùi, áo tượng cũng có ba lớp, diềm áo bên ngoài chạm chìm hoa cúc và hoa sen.

Pho tượng ở giữa có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm,  trong tư thế ngồi thiền, hai tay để nhẹ nhàng trên đùi, áo tượng cũng có ba lớp, diềm áo bên ngoài chạm chìm hoa cúc và hoa sen.

Pho tượng bên trái có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm, được tạc ba lớp áo mềm mại. Đầu tượng to, tóc xoắn ốc, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu.

Pho tượng bên trái có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm, được tạc ba lớp áo mềm mại. Đầu tượng to, tóc xoắn ốc, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu.

 Pho tượng bên phải có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm.

 Pho tượng bên phải có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm.

 Đài sen của ba bức tượng cũng được làm bằng đá khối lớn với 3 lớp cánh xen kẽ nhau nở rộ (mỗi lớp 16 cánh).

 Đài sen của ba bức tượng cũng được làm bằng đá khối lớn với 3 lớp cánh xen kẽ nhau nở rộ (mỗi lớp 16 cánh).

Lớp cánh sen trên cùng để trơn. Lớp cánh sen ở giữa cánh to mập và được chạm nổi hình “rồng đơn” xen kẽ với “rồng đôi” chầu vào viên ngọc đang toả sáng.

Lớp cánh sen trên cùng để trơn. Lớp cánh sen ở giữa cánh to mập và được chạm nổi hình “rồng đơn” xen kẽ với “rồng đôi” chầu vào viên ngọc đang toả sáng.

Lớp cánh sen dưới, cánh chạm nổi rồng chầu ngọc xen kẽ với cánh chạm hoa cúc dây. Rồng có thân hình mập mạp, mình trơn không vẩy, đầu có mào bờm tóc bốc lên cao.

Lớp cánh sen dưới, cánh chạm nổi rồng chầu ngọc xen kẽ với cánh chạm hoa cúc dây. Rồng có thân hình mập mạp, mình trơn không vẩy, đầu có mào bờm tóc bốc lên cao.

Sự độc đáo của các pho tượng này còn thể hiện ở phần bệ tượng với những đường nét điêu khắc rất tinh xảo. Trang trí hoa văn rồng cuốn trên đài sen và bệ tròn.

Sự độc đáo của các pho tượng này còn thể hiện ở phần bệ tượng với những đường nét điêu khắc rất tinh xảo. Trang trí hoa văn rồng cuốn trên đài sen và bệ tròn.

Bệ tượng được chia làm ba phần. Phía trên là trụ tròn bẹt và được chạm nổi một đôi rồng lớn đang chầu vào một viên ngọc.

Bệ tượng được chia làm ba phần. Phía trên là trụ tròn bẹt và được chạm nổi một đôi rồng lớn đang chầu vào một viên ngọc.

Phần bệ tiếp theo là 2 lớp cánh sen to mập và đầu cánh sen chạm nổi vân mây cuộn lớp trên chạm nổi những hạt nhỏ xếp theo hình hoa.

Phần bệ tiếp theo là 2 lớp cánh sen to mập và đầu cánh sen chạm nổi vân mây cuộn lớp trên chạm nổi những hạt nhỏ xếp theo hình hoa.

 Phần bệ cuối cùng tiếp đất được tạo theo kiểu bát giác ba cấp.

 Phần bệ cuối cùng tiếp đất được tạo theo kiểu bát giác ba cấp.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cả 3 pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác cơ bản là giống nhau, cùng chất liệu bằng đá xanh, đã ngả màu xám. Tượng được tạo tác với nét chạm to khoẻ phóng khoáng, cùng hoa văn rồng trên đài.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cả 3 pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng được tạo tác cơ bản là giống nhau, cùng chất liệu bằng đá xanh, đã ngả màu xám. Tượng được tạo tác với nét chạm to khoẻ phóng khoáng, cùng hoa văn rồng trên đài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Bảo vật Quốc gia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN