Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

Sự kiện: Nhịp sống 24h Hà Nam

Cây cầu Thượng lợp mái lá được xây dựng từ thời nhà Lý gồm 5 gian, dài hơn 10m bắc qua sông Hải Ninh.

Đó là cây cầu Thượng lợp mái lá với kiến trúc độc đáo tại làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Kiến trúc độc đáo cây cầu gỗ mái lá

Cầu Thượng lợp mái lá bắc qua sông Hải Ninh. Trải qua thời gian hàng nghìn năm đến nay cầu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ. Cầu có 5 nhịp, mỗi nhịp từ 1,45m đến 1,65m tạo nên một công trình dài 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên.

Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam - 1

Cây cầu Thượng lợp mái lá với kiến trúc độc đáo tại làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Ông Lương Thế Nhiệm (50 tuổi) ở làng Kênh cho biết, từ lúc nhỏ ông đã thấy cây cầu Thượng bắc qua sông Hải Ninh. Lớn lên ông được các cụ kể lại rằng, toàn bộ hệ thống mố cầu xưa kia được làm bằng đá xanh nguyên khối, nặng hàng tấn. Sau đó, những thợ mộc có tay nghề cao khắp trấn Sơn Nam xưa được thuê về dựng cầu Thượng.

“Theo lời các cụ kể lại, từ sơ khai, mái cầu được lợp bằng cây bổi (cây cói) chứ không lợp ngói bởi vì bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Chỉ khi nào lớp bổi mục người dân làng Kênh mới thay lớp lá mới. Ngày nay, cầu được lợp bằng lá cọ”, ông Nhiệm chia sẻ.

Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam - 2

Từ sơ khai, mái cầu được lợp bằng cây bổi (cây cói). Tuy nhiên, trải qua thời gian, ngày nay mái cầu được lợp bằng lá cọ.

Cầu Thượng được chia làm 3 gian, với gian chính giữa phục vụ cho đi lại và 2 gian mỗi bên dùng cho người dân nghỉ chân. Các cột được làm bằng trụ tròn đường kính 0,17m, cao 1,65m đặt trên các đòn ngang hai bên hông cầu.

Hệ thống khung đỡ mái của cầu gồm hai hàng cột cái, mỗi hàng 6 cột đặt sát hai bên lòng xà cầu liên kết bằng mộng. Dầm cầu được thiết kế gồm hai hàng cột giữa, bốn cột bằng gỗ lim, hai bên mố cầu bố trí bốn hàng cột trụ gỗ gắn liền với trụ đá xanh nguyên khối, nay đã thay bằng gạch.

Mặt cầu được làm bằng những phiến gỗ lim để người và xe qua lại.Trên các lan can cầu đều có các nét chạm trổ tinh tế theo các loài hoa như hoa lục bình, hoa đào…

Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam - 3

Cầu Thượng được chia làm 3 gian, với gian chính giữa phục vụ cho đi lại và 2 gian mỗi bên dùng cho nghỉ chân, hóng mát

Theo các cụ cao niên trong làng Kênh, cây cầu được thiết kế với kiến trúc rất độc đáo “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Đặc biệt, mỗi nhịp cầu được thiết kế như một ngôi nhà nhỏ trong ngôi nhà lớn. Khung cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Hai bên thành cầu đều có bục ngồi để khách bộ hành qua lại ngồi nghỉ ngơi trú mưa, nắng.

Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam - 4

Mặt cầu được làm bằng những phiến gỗ lim để người và xe qua lại.

Cầu mái lá xây dựng thời nhà Lý

Theo lãnh đạo huyện Trực Ninh, mới đây,Phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) cho biết, qua khảo sát di tích, căn cứ hệ thống chữ Hán khắc trên vỉ kèo, cột cho thấy, cầu bổi làng Kênh là cây cầu gỗ mái lợp bổi duy nhất ở Việt Nam với kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Cầu được xây dựng từ thời nhà Lý.

Ông Dương Văn Hữu, Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Lễ cho biết thêm, cầu đã được tu bổ nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883, 1904, 2014. Trong khi tu bổ, thợ sửa chữa đều khắc ghi trên hệ thống vỉ cột bằng chữ Hán.

Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam - 5

Hai bên thành cầu đều có bục ngồi để khách bộ hành qua lại ngồi nghỉ ngơi trú mưa, nắng.

Mới đây nhất, năm 2016, trước sự xuống cấp, nguy cơ hư hỏng của cầu, người dân quanh vùng đã vận động quyên góp tiền để sửa chữa, tu bổ lại mố cầu, bậc tam cấp lên xuống cũng như thay thế các cột đã mối mọt hư hỏng nặng.

Điều ít biết về cây cầu lợp mái lá “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam - 6

Vào mỗi buổi trưa nắng, nhiều người dân chọn cây cầu là nơi hóng mát, nghỉ chân.

Ông Hữu cho hay, người dân ở làng Kênh lớn lên đều có nhiều kỷ niệm gắn bó với cầu mái lá. Vào mỗi buổi trưa nắng, nhiều người dân chọn cây cầu là nơi hóng mát, nghỉ chân. Một số cụ già ngồi đánh cờ tướng với bàn cờ được khắc trên mặt cầu. Thậm chí, một số người thoải mái đánh giấc ngủ ngon trên gian ngồi thành cầu.

Đây là những cây cầu đẹp và độc nhất Việt Nam, bạn có biết tên?

Những cây cầu của Việt Nam ẩn chứa rất nhiều điều thú vị và ấn tượng, cùng hãy khám phá nhé!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN