Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ đồng loạt đi học võ?

Sự kiện: Thời sự

“Chúng tôi có thể khiến bất kỳ ai tấn công mình trả giá. Nhưng hãy để chúng tôi dành sức lực đó để chống lại bệnh tật đang tấn công bạn".

Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ đồng loạt đi học võ? - 1

Hình ảnh bác sĩ bị hành hung trích xuất từ camera bệnh viện

Thời gian gần đây, liên tiếp bác sĩ tại các bệnh viện bị người nhà bệnh nhân hành hung. Sự việc gần đây nhất là người nhà bệnh nhi hành hung, tát vào mặt bác sĩ V.H.C (29 tuổi, đang công tác tại BV Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội).

Chia sẻ với Đài truyền hình Việt Nam, bác sĩ V.H.C đã không kiềm chế được cảm xúc, anh khóc và cho biết, chỉ muốn chứng minh rằng "dù bác sĩ có bị chèn ép sao nữa thì họ vẫn phục vụ những người đánh họ”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ đồng loạt đi học võ? - 2

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương

Trao đổi với PV về sự việc hành hung bác sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) nói: “Chúng tôi có thể khiến bất kỳ ai tấn công mình trả giá. Nhưng hãy để chúng tôi dành sức lực đó để chống lại bệnh tật đang tấn công bạn".

BS Cấp chia sẻ: “Thú thực mỗi lần đọc, tìm hiểu, viết về việc bác sĩ bị hành hung thì tôi lại thấy bức xúc, không muốn làm việc, không muốn chăm bệnh nhân nữa. Tôi đang tìm cách trốn tránh để còn có thể làm việc…”.

Trước câu hỏi, có nên để bác sĩ đi học võ để tự vệ, BS Cấp bày tỏ sự không đồng tình.  

“Nếu bác sĩ dành thời gian đi học võ để đọc sách thì nhiều bệnh nhân được sống. Nếu dành để học võ, học chạy thì nhiều bệnh nhân sẽ chết. Nếu thuê thêm bảo vệ, công an thì bệnh viện phải thu thêm chi phí điều trị của bệnh nhân và nhiều người nghèo cũng chết”, BS Cấp bức xúc.

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng tỏ ra bức xúc trước “vấn nạn” nhân viên y tế bị hành hung.

Theo ông Khoa, khi bác sĩ bị hành hung, tổn thương về thể xác thì ít nhưng tổn thương về tinh thần sẽ dai dẳng. Đặc biệt, đối với những bác sĩ trẻ, mới ra trường còn bị tổn thương nhiều hơn vì họ chưa có nhiều trải nghiệm, tiếp xúc với người nhà bệnh nhân và chưa thể tìm ra biện pháp giải tỏa.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho rằng, học võ không phải là giải pháp cơ bản, bởi vì học võ không thể đánh lại được người nhà bệnh nhân. Ngược lại, các bệnh viện nên có bảo vệ, công an cắm chốt và lắp thêm camera…

Điều gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ đồng loạt đi học võ? - 3

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, khi bác sĩ bị hành hung, tổn thương về thể xác thì ít nhưng tổn thương về tinh thần sẽ dai dẳng

PGS-TS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư chia sẻ: “Câu chuyện y bác sĩ bị hành hung vừa qua theo tôi chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Càng ngày, vấn đề này càng đáng lo ngại vì sự gia tăng về số lượng và cấp độ. Điều này đang làm các y bác sĩ tại những cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh rất lo lắng. Về lâu dài, nó sẽ ảnh hưởng tới cả một hệ thống. Khi nhân viên trong bệnh viện bị hành hung, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng, các nhân viên khác sẽ cảm thấy stress, lo lắng, tâm lý khám chữa bệnh của họ bị ảnh hưởng. Thực trạng này làm tôi cảm thấy lo lắng và buồn”.

TS. BS. Đỗ Mạnh Hùng, Trưởng Phòng Truyền thông, BV Nhi Trung ương cho rằng, học võ để tự vệ và cũng là một trong những giải pháp để giảm thiểu tình trạng bác sĩ bị hành hung.

Theo BS Hùng, mặc dù không thể làm được hài lòng người nhà bệnh nhân và người nhà tuyệt đối nhưng bác sĩ và điều dưỡng nên có thời gian để giải thích về chuyên môn cũng như các vấn đề liên quan (viện phí, chi phí phẫu thuật; thủ thuật; nguy cơ biến chứng;...) với người bệnh. Khi đó, gia đình cần lắng nghe, chia sẻ và hợp tác với thầy thuốc trong quá trình khám, điều trị, chăm sóc...

Người bệnh, gia đình cần hiểu khi vào bệnh viện các thầy thuốc cần phải ưu tiên các ca cấp cứu liên quan đến tính mạng (ngừng thở, ngừng tim, sốc...) chứ không phải ai đến trước hay đến sau sẽ được khám trước. Bệnh nhân và người nhà cũng nên có văn hóa chờ đợi, để được các thầy thuốc tư vấn, giải thích đầy đủ.

“Nếu hai bên tôn trọng, chia sẻ, hợp tác thì sẽ ko có bạo lực, hành hung”, TS Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ.

Ngoài ra, thầy thuốc có quyền từ chối khám, điều trị cho bệnh nhân và gia đình không hợp tác và có hành vi hay nguy cơ bạo hành nhân viên y tế.

Bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn đã nói gì trước khi bị người nhà bệnh nhân hành hung?

Sáng 19-4, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) đã tổ chức họp báo về vụ bác sĩ bị đánh tại bệnh viện này đêm 13-4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN