Điệu bộ khêu gợi có thể là đồi trụy

ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, đôi khi một lời nói, một cái nhìn, một điệu bộ cũng có thể bị coi là khiêu dâm, đồi trụy.

Gần đây, các cô gái tung ảnh kêu gợi của chính mình lên mạng Facebook đang gây ra nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, pháp luật có thể xử lý các cô gái này về hành vi “truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy”. Nhưng cũng có người cho rằng, đó chưa đến mức bị coi là “đồi trụy”.

Chúng tôi xin đăng tải ý kiến của ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển) về hiện tượng xã hội đang làm nóng các diễn đàn mạng này.

ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, việc các cô gái đưa hình ảnh khêu gợi lên các trang mạng xã hội là một trào lưu không tốt. Điều này thể hiện lối sống thiếu lành mạnh, không chỉ ảnh hưởng xấu tới những người trẻ mà còn tới toàn bộ xã hội. Đặc biệt đó là sự vi phạm các chuẩn mực văn hóa, đạo đức người Việt nói chung.

Nhà nghiên cứu phát triển xã hội thừa nhận, Facebook cũng như các trang mạng xã hội phát triển nhanh và mạnh ở Việt Nam. Đây là loại hình giao tiếp - truyền thông vừa mới mẻ, vừa hiện đại mà đơn giản và tiện lợi. Nhưng đồng thời nó cũng là mạng thông tin khó kiểm soát, quản lý nhất khi hàng triệu cá nhân vừa là người phát, vừa là người nhận thông tin.

Ông Linh đánh giá,Với những người trẻ tuổi, họ thích sử dụng Facebook vì đó là nơi để thể hiện “cái Tôi” của họ một cách “hấp dẫn” nhất (theo cách nghĩ của họ) trong mắt người khác.

“Điều đáng buồn là còn có nhiều người trẻ ngộ nhận khi câu view, câu like bằng những câu status, hình ảnh, video mang tính thái quá về cái Tôi.” – Ông Linh nói.

Điệu bộ khêu gợi có thể là đồi trụy - 1

 Một lời nói, một cái nhìn, một điệu bộ cũng có thể bị coi là khiêu dâm, đồi trụy.

Nhà nghiên cứu phân tích: Quy luật là “cái Tôi” càng lập dị, kỳ quái lại càng gây sự chú ý, tò mò của dư luận. Có thể các cô gái này cho rằng, “nổi tiếng” nhanh trên cộng đồng bằng trí tuệ và học vấn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc đưa hình ảnh khêu gợi của bản thân.

Điều cần nói thêm, vì Facebook là mạng thông tin đa chiều, khó kiểm soát, nên khi vào đó, người ta thường có tâm lý truyền thông và tiếp cận thông tin một cách vô trách nhiệm, không cần quan tâm người khác. Mặc dù đôi khi, mục tiêu ban đầu của người đưa ra thông tin chỉ là “nghịch ngợm”. Những những lời nói cổ vũ, cổ xúy của dư luận càng làm những “người trong cuộc” đi quá đà hơn.

Ông Linh thừa nhận luật pháp còn khó xử lý hành vi này. Bởi các nhà làm luật thường căn cứ vào hành vi cụ thể để đối chiếu với những quy chuẩn của pháp luật mà xác định vùng được phép và vùng cấm, hành vi không bị xử phạt và bị xử phạt.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, ở góc độ xã hội và văn hóa, có thể nhìn vấn đề rộng hơn. Khiêu dâm, đồi trụy không phải ở việc người ta cứ cởi bỏ quần áo ra trước công chúng mà xác định được.

“Nếu vậy các tranh khỏa thân thời Phục Hưng, các bức ảnh nghệ thuật phô bày vẻ đẹp cơ thể con người cũng bị xem là khiêu dâm hết.” – Ông Linh nêu vấn đề.

Ông Linh cho rằng, thực tế, khiêu dâm, đồi trụy đôi khi thể hiện ở sự dung tục trong suy nghĩ và hành động. Một lời nói, một cái nhìn, một điệu bộ cũng có thể bị coi là khiêu dâm, đồi trụy.

Nhà nghiên cứu cũng cho biết, theo quan điểm xã hội học, khiêu dâm đồi trụy là sự thể hiện suy nghĩ, quan điểm cổ vũ cho lối sống tình dục bệnh hoạn, thuần túy xác thịt mà không cần quan tâm, nhìn nhận đến tinh thần, văn hóa trong vấn đề này.

Theo ông Linh, có một số trường hợp sẽ khó xác định ranh giới giữa khiêu dâm và văn hóa nghệ thuật chân chính, nhưng phần lớn là người ta có thể nhận ra. Mức độ xác định hành vi có thể thấy ngay từ chính mục đích giao tiếp - truyền thông của các chủ thể. Nếu một cá nhân không có ý định cổ vũ hay trực tiếp thực hiện khiêu dâm, kích dục với người khác thì những hành vi ngẫu nhiên của họ sẽ không bao giờ bị coi là khiêu dâm.

“Một “tai nạn” hoàn toàn khác với một hành vi cố tình trên thực tế.” – Ông Linh nhấn mạnh.

ThS. Đặng Vũ Hàn Linh, luật pháp tiến bộ bao giờ cũng hướng đến văn hóa và không thể tách rời văn hóa. Những hành vi của một số cô gái lâu nay đã gây ra rất nhiều sự phản cảm trong dư luận. Nếu tiếp tục sẽ trở thành trào lưu xấu ảnh hưởng đến giới trẻ và xã hội.

“Lúc đó, chắc chắn luật pháp sẽ phải điều chỉnh.” – Nhà nghiên cứu về phát triển xã hội kết luận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cảnh Kiên (ghi) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN