Diện mạo TP Thủ Đức trong 15 năm tới khi vừa được UBND TP HCM duyệt

TP HCM đưa ra mục tiêu trong trong gia đoạn 2020-2035 sẽ đưa TP Thủ Đức trở thành thành phố sáng tạo và là đô thị loại 1, với mục tiêu phát triển kinh tế sáng tạo, liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.

UBND T PHCM vừa ban hành quyết định duyệt Đề án Hình thành và phát triển Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP giai đoạn 2020-2035, sau thời gian dài nghiên cứu.

Vị trí, quy mô dân số, phạm vi và ranh giới Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP cũng chính là TP Thủ Đức vừa được thành lập.

5 năm mới ngập 1 lần

TP HCM đưa ra mục tiêu trong trong giai đoạn 2020-2035 sẽ đưa TP Thủ Đức trở thành thành phố sáng tạo và là đô thị loại 1 với mục tiêu phát triển kinh tế sáng tạo, liên kết Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đổi mới quản trị nhà nước theo hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.

Bằng cách phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp, trung tâm tài chính, TP Thủ Đức sẽ hình thành được nguồn nhân lực tiên tiến, tăng cường kết nối để tạo cơ hội mới, cân bằng phát triển với môi trường thiên nhiên, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thông minh.

TP HCM đặt ta chỉ tiêu dân số cư trú tại TP Thủ Đức sẽ đạt mức 1,5 triệu người vào năm 2030, đạt mức 1,9 triệu người vào năm 2040 và đạt mức 3 triệu người vào năm 2060.

Một số chỉ tiêu về đô thị trong đề án phát triển TP Thủ Đức: giao thông công cộng cần đáp ứng 50% - 60% nhu cầu đi lại. Đến năm 2040, bảo đảm chống ngập tới tần suất 80% (5 năm mới xảy ra ngập 1 lần).

Đến năm 2040, bảo đảm chống ngập tại TP Thủ Đức tới tần suất 80% (5 năm mới xảy ra ngập 1 lần).

Đến năm 2040, bảo đảm chống ngập tại TP Thủ Đức tới tần suất 80% (5 năm mới xảy ra ngập 1 lần).

10% diện tích Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP sẽ là công viên (tương đương 2.100 ha là các công viên, không gian mở). 30% diện tích công viên sẽ trở thành hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập (tương đương 630 ha đất làm hồ điều hòa). 1.000 - 1.200 ha đất công nghiệp sẽ được bố trí trong khu Đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP để bảo đảm không gian sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu phát triển..

8 trung tâm đổi mới đổi mới sáng tạo

Trong TP Thủ Đức sẽ hình thành và phát triển 8 trung tâm đổi mới đổi mới sáng tạo chính, gồm:

Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính: đây là vị trí lý tưởng cho các hoạt động đổi mới sáng tạo về công nghệ tài chính trong cự ly gần đến trung tâm hiện hữu TP HCM.

Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc - Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: được quy hoạch về phát triển thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ, hình thành một cộng đồng toàn diện, chất lượng sống cao. Đây sẽ là một trong các lợi thế cạnh tranh giúp TP HCM trở nên khác biệt với các đô thị trong Vùng.

Khu Công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học: sẽ tiếp tục nâng cấp mở rộng với các hoạt động nghiên cứu phát triên, tự động hóa sản xuất, thiết kế đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm mang tính đột phá, trở thành là nền tảng cho phát triển kinh tế địa phương.

Khu Đại học Quốc gia TP - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục là một quần thể giáo dục đào tạo và khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc tăng cường hợp tác với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác nhau và giao lưu trao đổi ý tưởng nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất đồng thời hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và phương pháp mới.

Khu Linh Trung kết nối Đại học Quốc gia và Khu Công nghệ cao: đây là một khu vực có các chức năng sẽ hỗ trợ cả Khu Công nghệ cao và Đại học Quốc gia TP.

Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái: tận dụng các điều kiện tự nhiên của khu vực phía Đông quận 9 để thúc đẩy du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng và trung tâm quảng bá, chế biến thực phẩm để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong khu vực.

Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai: tái phát triển khu vực cảng theo mô hình thành phố thông minh, một "phòng thí nghiệm đô thị" tích họp công nghệ vào đời sống thường nhật và sẽ là nơi áp dụng công nghệ mới nhất của Đô thị sáng tạo - TPThủ Đức.

Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam: tất cả các khu vực được phép xây dựng công trình tại 3 quận phía Đông sẽ thực hiện quản lý linh hoạt cho phép tạo ra môi trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp.

Để có thể hoàn thành các mục tiêu phát triển TP Thủ Đức, riêng trong giai đoạn 2020-2025, nhu cầu về vốn trong khu vực nhà nước ước tính sơ bộ: hơn 41.660 tỉ đồng.

3 giai đoạn phát triển TP Thủ Đức

Giai đoạn 1: Khởi tạo (2020-2022): lập định hướng khung phát triển và chiến lược, xây dựng cơ chế - tổ chức, xác định nhóm ngành ưu tiên, thiết lập hợp phần 3 Nhà (Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà giáo dục).

Tập trung chính vào các trụ cột kinh tế sáng tạo có sẵn như Khu Công nghệ cao, Khu Thủ Thiêm, Khu Đại học quốc gia. Diện tích phát triển là 100 ha; hút dân cư là 50.000 người; diện tích khu công nghiệp sáng tạo là 50 ha với 20.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên.

Giai đoạn 2: Triển khai (2023-2030): diện tích phát triển là 500 ha; thu hút dân cư là 80.000 người; diện tích khu công nghiệp sáng tạo là 150 ha với 50.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện (2030-2040): chiến lược đầu tư mở rộng đối với tất cả các nhóm ngành kinh tế, đẩy mạnh phát triển đối với nhóm ngành ưu tiên đã triển khai đầu tư trong giai đoạn 2. Diện tích phát triển là 1.800 ha; thu hút dân cư là 200.000 người; diện tích khu công nghiệp sáng tạo là 350 ha với 150.000 việc làm trình độ kỹ sư trở lên.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ ngày 7-2, TP Thủ Đức bắt đầu hoạt động

Bộ máy hành chính nhà nước của TP Thủ Đức thuộc TP.HCM sẽ chính thức hoạt động vào ngày 7-2-2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHAN ANH ([Tên nguồn])
Thành phố Thủ Đức Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN