Diện mạo mới những công trình nghìn tấn được “thần đèn” nâng cao ở TP.HCM

Sự kiện: 24h vạn dặm

Nhiều năm qua, “thần đèn” Nguyễn Văn Cư đã thực hiện nâng cao lên 2-3m, thay đổi diện mạo hàng loạt công trình nặng hàng nghìn tấn ở TP.HCM.

Tọa lạc tại đường Đỗ Năng Tế, quận Bình Tân, chùa Huệ Nghiêm được nhiều người biết đến với những kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Chùa đã được trùng tu vào năm 1965 và năm 1989. Trong khuôn chùa có nhiều công trình đẹp như: tháp chuông; đài Quan Âm; tháp Phổ Đồng; đặc biệt là pho tượng đức Phật Thích ca cao 4,5m, ngang 4,5m.

Tọa lạc tại đường Đỗ Năng Tế, quận Bình Tân, chùa Huệ Nghiêm được nhiều người biết đến với những kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Chùa đã được trùng tu vào năm 1965 và năm 1989. Trong khuôn chùa có nhiều công trình đẹp như: tháp chuông; đài Quan Âm; tháp Phổ Đồng; đặc biệt là pho tượng đức Phật Thích ca cao 4,5m, ngang 4,5m.

Diện mạo mới những công trình nghìn tấn được “thần đèn” nâng cao ở TP.HCM - 2 Cuối năm 2017, công trình mà “thần đèn” Nguyễn Văn Cư được yêu cầu nâng cao lên 3m là đại giảng đường nặng 2.000 tấn, diện tích trên 510 m2, gồm sàn trệt và tầng mái với 60 cột chống bê tông. Công trình đại giảng đường khá đồ sộ, ông Cư phải mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát các mức có thể nâng lên được theo yêu cầu của thầy trụ trì. Trong ảnh, đại giảng đường thời điểm nâng lên 1,5m và hiện tại mang một diện mạo mới.

Cuối năm 2017, công trình mà “thần đèn” Nguyễn Văn Cư được yêu cầu nâng cao lên 3m là đại giảng đường nặng 2.000 tấn, diện tích trên 510 m2, gồm sàn trệt và tầng mái với 60 cột chống bê tông. Công trình đại giảng đường khá đồ sộ, ông Cư phải mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu, khảo sát các mức có thể nâng lên được theo yêu cầu của thầy trụ trì. Trong ảnh, đại giảng đường thời điểm nâng lên 1,5m và hiện tại mang một diện mạo mới.

Để đảm bảo kết cấu công trình khi nâng cao được an toàn tuyệt đối, ông Cư cùng các công nhân thực hiện phải chia thành 2 giai đoạn, sau khi nâng cao 1,5m sẽ gia cố móng cột và tiếp tục nâng đợt 2. "Thần đèn" dùng phương pháp kích ben hơi thủy lực. Quy mô công trình đến 60 cột, phải nâng đều nên ông sử dụng 3 trạm hơi với 100 vòi hơi chịu lực.

Để đảm bảo kết cấu công trình khi nâng cao được an toàn tuyệt đối, ông Cư cùng các công nhân thực hiện phải chia thành 2 giai đoạn, sau khi nâng cao 1,5m sẽ gia cố móng cột và tiếp tục nâng đợt 2. "Thần đèn" dùng phương pháp kích ben hơi thủy lực. Quy mô công trình đến 60 cột, phải nâng đều nên ông sử dụng 3 trạm hơi với 100 vòi hơi chịu lực.

Diện mạo mới những công trình nghìn tấn được “thần đèn” nâng cao ở TP.HCM - 5 Theo "thần đèn", giai đoạn 1 ông mất gần 40 ngày chuẩn bị mặt bằng, làm móng, nhưng kích nâng chỉ trong vòng 5 ngày. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 nâng đủ 3m, công trình được đơn vị khác hoàn thiện, có thể thấy phần các cột chống đỡ đã được tạo thành một tầng trệt rộng và đẹp thời điểm hiện tại.

Theo "thần đèn", giai đoạn 1 ông mất gần 40 ngày chuẩn bị mặt bằng, làm móng, nhưng kích nâng chỉ trong vòng 5 ngày. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 nâng đủ 3m, công trình được đơn vị khác hoàn thiện, có thể thấy phần các cột chống đỡ đã được tạo thành một tầng trệt rộng và đẹp thời điểm hiện tại.

Diện mạo mới những công trình nghìn tấn được “thần đèn” nâng cao ở TP.HCM - 7 Công trình đại giảng đường được nâng lên 3m, tạo thêm 1 tầng trệt, tăng thêm diện tích sử dụng so với 1 tầng như ban đầu. Ông Cư cùng hơn 20 công nhân đã nâng cao đúng yêu cầu công trình này.

Công trình đại giảng đường được nâng lên 3m, tạo thêm 1 tầng trệt, tăng thêm diện tích sử dụng so với 1 tầng như ban đầu. Ông Cư cùng hơn 20 công nhân đã nâng cao đúng yêu cầu công trình này.

Nhà thờ Giáo xứ Nữ vương Hoà Bình nằm bên đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM, được xây dựng năm 2000, diện tích khoảng 1.000m2. Sau khi tuyến đường này được làm, nhà thờ bỗng bị thấp hơn mặt đường 0,9m, Chánh xứ và Hội đồng quản lý Giáo xứ quyết định nâng độ cao toàn khối nhà cao lên 2m.

Nhà thờ Giáo xứ Nữ vương Hoà Bình nằm bên đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM, được xây dựng năm 2000, diện tích khoảng 1.000m2. Sau khi tuyến đường này được làm, nhà thờ bỗng bị thấp hơn mặt đường 0,9m, Chánh xứ và Hội đồng quản lý Giáo xứ quyết định nâng độ cao toàn khối nhà cao lên 2m.

Cuối năm 2018, ông Cư và đội ngũ công nhân bắt đầu thực hiện nâng khối chính nhà thờ có chiều ngang 20m, dài 40m trong tổng chiều dài toàn bộ công trình 55m; kết cấu 1 trệt, 1 lầu; tổng trọng lượng khoảng 4.000 tấn. Công trình đã được nâng lên cao hơn mặt đất gần 2m sau khoảng 10 tháng thi công. Thời điểm đó, "thần đèn" cho hay, đây là công trình lớn nhất trong các công trình xây dựng ông từng thực hiện.

Cuối năm 2018, ông Cư và đội ngũ công nhân bắt đầu thực hiện nâng khối chính nhà thờ có chiều ngang 20m, dài 40m trong tổng chiều dài toàn bộ công trình 55m; kết cấu 1 trệt, 1 lầu; tổng trọng lượng khoảng 4.000 tấn. Công trình đã được nâng lên cao hơn mặt đất gần 2m sau khoảng 10 tháng thi công. Thời điểm đó, "thần đèn" cho hay, đây là công trình lớn nhất trong các công trình xây dựng ông từng thực hiện.

Như những công trình khác đã được thi công nâng, ông Cư cũng dùng phương pháp nâng kích thủy lực. Toàn bộ khối nhà sử dụng 53 ben thủy lực đặt dưới các cột bê tông để kích nâng. 

Như những công trình khác đã được thi công nâng, ông Cư cũng dùng phương pháp nâng kích thủy lực. Toàn bộ khối nhà sử dụng 53 ben thủy lực đặt dưới các cột bê tông để kích nâng. 

"Thần đèn" chia sẻ, khi bắt tay vào nâng toàn bộ công trình này ông gặp khó khăn đó là nhà thờ không có bản vẽ, thiết kế. Mọi thứ chỉ làm theo lời kể, khi đào móng thực tế lại khác khiến việc khảo sát, nghiên cứu mất rất nhiều thời gian. Kết cấu nhà thờ phía trước là tháp chuông, nhà xứ phía sau có 2 tầng so với khối chính ở giữa nhẹ hơn, nên phải nghiên cứu rất kỹ về tải trọng để ép cọc bê tông, đặt máy...

"Thần đèn" chia sẻ, khi bắt tay vào nâng toàn bộ công trình này ông gặp khó khăn đó là nhà thờ không có bản vẽ, thiết kế. Mọi thứ chỉ làm theo lời kể, khi đào móng thực tế lại khác khiến việc khảo sát, nghiên cứu mất rất nhiều thời gian. Kết cấu nhà thờ phía trước là tháp chuông, nhà xứ phía sau có 2 tầng so với khối chính ở giữa nhẹ hơn, nên phải nghiên cứu rất kỹ về tải trọng để ép cọc bê tông, đặt máy...

Trong khối nhà thờ này, tháp chuông có 3 cột cao hàng chục mét, nặng trên dưới 600 tấn nên ông Cư phải dùng 3 ben thủy lực loại 200 tấn mới kích lên được. Kết cấu nhà thờ có 53 cột nhưng khi nâng xong sẽ phải đổ thành 106 cột để có thể đủ tải trọng cho diện tích sàn 900 m2 với hàng trăm giáo dân dự lễ. Toàn bộ khối nhà hậu, khối nhà chính, tháp chuông và đường dẫn lần lượt được ông cho nâng lên đúng theo yêu cầu.

Trong khối nhà thờ này, tháp chuông có 3 cột cao hàng chục mét, nặng trên dưới 600 tấn nên ông Cư phải dùng 3 ben thủy lực loại 200 tấn mới kích lên được. Kết cấu nhà thờ có 53 cột nhưng khi nâng xong sẽ phải đổ thành 106 cột để có thể đủ tải trọng cho diện tích sàn 900 m2 với hàng trăm giáo dân dự lễ. Toàn bộ khối nhà hậu, khối nhà chính, tháp chuông và đường dẫn lần lượt được ông cho nâng lên đúng theo yêu cầu.

Đầu tháng 8/2022, sau khoảng 3 tháng thi công, toàn bộ ngôi trường 5 tầng, có chiều ngang 11,5m, dài 31m, nặng 3.500 tấn trên đường Nguyễn Văn Luông, quận 6, TP.HCM đã được ông Nguyễn Văn Cư nâng lên hơn 2m. Công trình là một trường học tư thục đang được sử dụng, xây dựng 20 năm trước. Do đoạn đường thường xuyên ngập nước khi trời mưa, toà nhà bị ảnh hưởng do thấp hơn mặt đường, việc nâng nền lên khiến tầng trệt bị thu hẹp nên chủ nhà quyết định nâng cao lên 2,1m để chống ngập, thông thoáng hơn.

Đầu tháng 8/2022, sau khoảng 3 tháng thi công, toàn bộ ngôi trường 5 tầng, có chiều ngang 11,5m, dài 31m, nặng 3.500 tấn trên đường Nguyễn Văn Luông, quận 6, TP.HCM đã được ông Nguyễn Văn Cư nâng lên hơn 2m. Công trình là một trường học tư thục đang được sử dụng, xây dựng 20 năm trước. Do đoạn đường thường xuyên ngập nước khi trời mưa, toà nhà bị ảnh hưởng do thấp hơn mặt đường, việc nâng nền lên khiến tầng trệt bị thu hẹp nên chủ nhà quyết định nâng cao lên 2,1m để chống ngập, thông thoáng hơn.

Công trình cũng dùng phương pháp nâng kích thuỷ lực, sử dụng 32 kích ben thuỷ lực bố trí theo từng tải trọng của cột để kích nâng. Gần 20 công nhân phụ trách 32 cột cùng lúc trong quá trình nâng đồng loạt.

Công trình cũng dùng phương pháp nâng kích thuỷ lực, sử dụng 32 kích ben thuỷ lực bố trí theo từng tải trọng của cột để kích nâng. Gần 20 công nhân phụ trách 32 cột cùng lúc trong quá trình nâng đồng loạt.

Ông Nguyễn Văn Cư cho biết, điều thuận lợi khi nâng công trình này là kết cấu móng đã ổn định nên không cần đào nền, đào móng. “Trong quá trình nâng có trở ngại khi các kết cấu cột chịu lực không đảm bảo chất lượng kỹ thuật, nên khi nâng lên được 1m thì chúng tôi phải dừng lại để gia cố toàn bộ cột tầng trệt và tầng lửng, khi đó đảm bảo an toàn mới tiếp tục nâng. Do đó công trình kéo dài đến 3 tháng mới nâng đủ theo yêu cầu”, “thần đèn” cho hay.

Ông Nguyễn Văn Cư cho biết, điều thuận lợi khi nâng công trình này là kết cấu móng đã ổn định nên không cần đào nền, đào móng. “Trong quá trình nâng có trở ngại khi các kết cấu cột chịu lực không đảm bảo chất lượng kỹ thuật, nên khi nâng lên được 1m thì chúng tôi phải dừng lại để gia cố toàn bộ cột tầng trệt và tầng lửng, khi đó đảm bảo an toàn mới tiếp tục nâng. Do đó công trình kéo dài đến 3 tháng mới nâng đủ theo yêu cầu”, “thần đèn” cho hay.

Ngôi trường thời điểm trước khi được nâng cao và hiện tại mặt tiền khang trang, tầng trệt cao hơn mặt đường được sử dụng làm chỗ để xe máy và nhiều công năng sử dụng khác.

Ngôi trường thời điểm trước khi được nâng cao và hiện tại mặt tiền khang trang, tầng trệt cao hơn mặt đường được sử dụng làm chỗ để xe máy và nhiều công năng sử dụng khác.

Diện mạo mới những công trình nghìn tấn được “thần đèn” nâng cao ở TP.HCM - 18 Toà nhà ở tăng sự nằm trong khuôn viên Tổ đình Giác Nguyên - ngôi chùa được xây dựng vào năm 1947 bên đường 41, quận 4. Công trình này dài 30m, rộng 8m, có kết cấu 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Theo chủ đầu tư, lâu nay khu nhà ở đã bị xuống cấp, có hiện tượng sụt lún, ngập nước ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của sư tăng chùa. Vì thế, nhà chùa quyết định nâng cao lên 2m để giải quyết vấn đề trên, đồng bộ với các công trình xung quanh. Đầu tháng 3/2023, sau hơn 3 tháng thi công, ông Nguyễn Văn Cư và hàng chục công nhân đã hoàn thành nâng cao công trình. Hiện tại, đơn vị khác đang thi công hoàn thiện công trình này.

Toà nhà ở tăng sự nằm trong khuôn viên Tổ đình Giác Nguyên - ngôi chùa được xây dựng vào năm 1947 bên đường 41, quận 4. Công trình này dài 30m, rộng 8m, có kết cấu 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Theo chủ đầu tư, lâu nay khu nhà ở đã bị xuống cấp, có hiện tượng sụt lún, ngập nước ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của sư tăng chùa. Vì thế, nhà chùa quyết định nâng cao lên 2m để giải quyết vấn đề trên, đồng bộ với các công trình xung quanh. Đầu tháng 3/2023, sau hơn 3 tháng thi công, ông Nguyễn Văn Cư và hàng chục công nhân đã hoàn thành nâng cao công trình. Hiện tại, đơn vị khác đang thi công hoàn thiện công trình này.

Để nâng công trình nặng 2.000 tấn này lên 2m, “thần đèn” dùng 3 trạm bơm thủy lực cho các kích được phân bố để nâng đều lên một lần cho 34 cột chính và 8 cột phụ. Theo ông Cư, khó khăn khi thực hiện nâng công trình này là, khối nhà cũ và khối nhà mới liên kết bằng mấy tấm sàn, nhiều cột cũ không gia cố, rất yếu. Chính vì thế, khi thực hiện ông phải cho gia cố hệ cột khối nhà cũ trước, ép cọc bê tông, chống bằng cột thép ống rồi mới kích đều lên cao.

Để nâng công trình nặng 2.000 tấn này lên 2m, “thần đèn” dùng 3 trạm bơm thủy lực cho các kích được phân bố để nâng đều lên một lần cho 34 cột chính và 8 cột phụ. Theo ông Cư, khó khăn khi thực hiện nâng công trình này là, khối nhà cũ và khối nhà mới liên kết bằng mấy tấm sàn, nhiều cột cũ không gia cố, rất yếu. Chính vì thế, khi thực hiện ông phải cho gia cố hệ cột khối nhà cũ trước, ép cọc bê tông, chống bằng cột thép ống rồi mới kích đều lên cao.

Trước đây, ông Cư cũng là người đã thực hiện nâng cao 2 toà nhà liền kế hình chữ U nằm trong khuôn viên Tổ đình Giác Nguyên. Sau khi nâng cao toà công trình này, cả 3 toà nhà sẽ đồng bộ chiều cao, có thể di chuyển liên thông với nhau.

Trước đây, ông Cư cũng là người đã thực hiện nâng cao 2 toà nhà liền kế hình chữ U nằm trong khuôn viên Tổ đình Giác Nguyên. Sau khi nâng cao toà công trình này, cả 3 toà nhà sẽ đồng bộ chiều cao, có thể di chuyển liên thông với nhau.

Ông Nguyễn Văn Cư được gọi là “thần đèn” trong lĩnh vực di dời, nâng cao, xử lý lún nghiêng rất nhiều công trình xây dựng, công trình tôn giáo lớn nhỏ ở TP.HCM và nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài nâng các công trình nghìn tấn kể trên ở TP.HCM, ông còn thực hiện nâng cao, di dời, chống lún nhiều công trình biệt thự, nhà dân, trong đó nổi bật là di dời chánh điện chùa Diệu Đế (Thừa Thiên – Huế) cách chỗ cũ 18m vào tháng 9/2022…

Ông Nguyễn Văn Cư được gọi là “thần đèn” trong lĩnh vực di dời, nâng cao, xử lý lún nghiêng rất nhiều công trình xây dựng, công trình tôn giáo lớn nhỏ ở TP.HCM và nhiều địa phương trên cả nước. Ngoài nâng các công trình nghìn tấn kể trên ở TP.HCM, ông còn thực hiện nâng cao, di dời, chống lún nhiều công trình biệt thự, nhà dân, trong đó nổi bật là di dời chánh điện chùa Diệu Đế (Thừa Thiên – Huế) cách chỗ cũ 18m vào tháng 9/2022…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN