Diện mạo 9 cầu bộ hành kết nối các ga trên cao của tuyến metro số 1 TPHCM

9 cầu bộ hành kết nối các nhà ga trên cao đang được xây dựng để kịp tiến độ hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vào cuối năm nay.

Ngày 20/5, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (chủ đầu tư) cho biết nhà thầu đang tiến hành xây dựng 9 cầu vượt bộ hành kết nối với 9 nhà ga trên cao thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Theo đó, 9 trong tổng số 11 nhà ga trên cao có cầu bộ hành, bao gồm: Nhà ga số 5 (Tân Cảng), Nhà ga 6 (Thảo Điền), Nhà ga 7 (An Phú), Nhà ga 8 (Rạch Chiếc), Nhà ga 9 (Phước Long), Nhà ga 10 (Bình Thái), Nhà ga 11 (Thủ Đức), Nhà ga 12 (Công nghệ cao), Nhà ga 13 (Đại học Quốc Gia).

“Cầu vượt bộ hành tại các nhà ga Phước Long, Bình Thái, Công nghệ cao đang được xây dựng, đã lên thân trụ và làm xà mũ tại một số vị trí. Tại nhà ga Rạch Chiếc đang chuẩn bị chuyển máy móc thi công móng, tại Nhà ga Tân Cảng đang thi công móng cọc. Các cầu bộ hành tại các nhà ga còn lại đang tiến hành công tác đào thăm dò hạ tầng ngầm. Tiến độ dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng cuối năm nay cùng tiến độ với hoàn thành tuyến metro số 1”- đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM thông tin.

Phối cảnh 3D của công trình cầu vượt bộ hành kết nối nhà ga trên cao của tuyến metro số 1.

Phối cảnh 3D của công trình cầu vượt bộ hành kết nối nhà ga trên cao của tuyến metro số 1.

Theo thiết kế, cầu vượt bộ hành có hai nhánh kết nối vào nhà ga trên cao.

Theo thiết kế, cầu vượt bộ hành có hai nhánh kết nối vào nhà ga trên cao.

Mỗi cây cầu bộ hành có tổng chiều dài khoảng 78m tùy vị trí, rộng 3,5m.

Mỗi cây cầu bộ hành có tổng chiều dài khoảng 78m tùy vị trí, rộng 3,5m.

Cầu bộ hành sẽ kết nối với các điểm dừng chờ xe buýt và khu dân cư nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận nhà ga.

Cầu bộ hành sẽ kết nối với các điểm dừng chờ xe buýt và khu dân cư nhằm mục đích tăng cường khả năng tiếp cận nhà ga.

Cầu vượt bộ hành được thiết kế hài hòa với công trình nhà ga trên cao.

Cầu vượt bộ hành được thiết kế hài hòa với công trình nhà ga trên cao.

Mỗi nhà ga trên cao được thiết kế có diện tích 1.500 m2 dành cho bãi đỗ xe máy với khoảng 500 xe.

Mỗi nhà ga trên cao được thiết kế có diện tích 1.500 m2 dành cho bãi đỗ xe máy với khoảng 500 xe.

Theo thiết kế, cầu vượt bộ hành có hai nhánh kết nối vào nhà ga trên cao.

Theo thiết kế, cầu vượt bộ hành có hai nhánh kết nối vào nhà ga trên cao.

Diện mạo 9 cầu bộ hành kết nối các ga trên cao của tuyến metro số 1 TPHCM - 8

Mặt cắt ngang cầu đi bộ và vật liệu hoàn thiện chính.

Mặt cắt ngang cầu đi bộ và vật liệu hoàn thiện chính.

Diện mạo 9 cầu bộ hành kết nối các ga trên cao của tuyến metro số 1 TPHCM - 10

Phối cảnh một phần cầu vượt bộ hành kết nối với nhà ga Khu Công Nghệ Cao.

Phối cảnh một phần cầu vượt bộ hành kết nối với nhà ga Khu Công Nghệ Cao.

Các cầu bộ hành đều có mái che mưa, che nắng.

Các cầu bộ hành đều có mái che mưa, che nắng.

Bồn cây tự nhiên sẽ được trồng trên cầu bộ hành giúp tạo cảnh quan hài hòa và tăng không gian mở.

Bồn cây tự nhiên sẽ được trồng trên cầu bộ hành giúp tạo cảnh quan hài hòa và tăng không gian mở.

Diện mạo 9 cầu bộ hành kết nối các ga trên cao của tuyến metro số 1 TPHCM - 14

Diện mạo 9 cầu bộ hành kết nối các ga trên cao của tuyến metro số 1 TPHCM - 15

Theo chủ đầu tư, tiến độ thực hiện các cầu vượt bộ hành này sẽ hoàn thành vào khoảng cuối năm nay cùng tiến độ với hoàn thành tuyến metro số 1 TP HCM.

Theo chủ đầu tư, tiến độ thực hiện các cầu vượt bộ hành này sẽ hoàn thành vào khoảng cuối năm nay cùng tiến độ với hoàn thành tuyến metro số 1 TP HCM.

Cận cảnh tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước khi vận hành đoạn trên cao

Dự kiến trong quý III/2023, đoạn trên cao (từ ga Nhổn - ga Cầu Giấy) thuộc tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đưa vào hoạt động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hữu Huy ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN