Dịch COVID-19 sáng 21/5: Phát hiện trường hợp lây từ động vật sang người ở Hà Lan

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Đây có thể là trường hợp động vật lây COVID-19 cho người đầu tiên được ghi nhận trên thế giới.

Mời độc giả đón đọc bản tin tổng hợp về dịch bệnh COVID-19 vào lúc 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày.

+ Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Hà Lan, một nhân viên tại trang trại sản xuất lông chồn ở Hà Lan đã bị nhiễm COVID-19 từ loài động vật này. Đây có thể là trường hợp động vật lây COVID-19 cho người đầu tiên được ghi nhận trên thế giới.

Bộ trưởng Nông nghiệp Hà Lan Carola Schouten thừa nhận, bà đã sai khi tuyên bố COVID-19 không thể truyền từ động vật sang người sau khi tiếp xúc.

Tuy nhiên, bà Schouten cho rằng, những trường hợp lây COVID-19 từ động vật sang người là rất hiếm gặp.

+ Ngày 21/5, thế giới ghi nhận số ca mắc COVID-19 đã vượt qua con số 5 triệu, trong đó có 329 nghìn người đã tử vong.

+ Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 21/5, đã 35 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Số cá mắc hiện tại vẫn là 324 ca, trong đó 264 người đã được công bố khỏi bệnh và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

+ Hơn 1.000 chuyên gia nước ngoài sắp đến làm việc tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ được cách ly theo quy định. Trường hợp phát hiện ca dương tính sẽ tổ chức điều trị và cách ly tại cơ sở 2 Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn.

+ Những bác sĩ tại tuyến đầu chống dịch ở Cát Lâm và Hắc Long Giang – hai tỉnh Trung Quốc xuất hiện ổ dịch COVID-19 trong thời gian gần đây, cho rằng, virus gây bệnh đang biến đổi theo cách thức chưa từng được ghi nhận nhận và đang làm phức tạp thêm nỗ lực điều trị cho bệnh nhân cũng như ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trong 2 tuần qua, khoảng 46 trường hợp nhiễm mới COVID-19 đã được phát hiện tại Cát Lâm và Hắc Long Giang. Hơn 100 triệu người tại khu vực phía Đông Bắc Trung Quốc đã bị áp dụng các biện pháp phong tỏa vì nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Các bác sĩ tại Cát Lâm và Hắc Long Giang còn phát hiện những bệnh nhân COVID-19 tại đây chủ yếu bị tổn thương ở phổi, trong khi bệnh nhân tại Vũ Hán bị virus tấn công vào nhiều cơ quan khác nhau như tim, thận, nội tạng.

+ Tờ SCMP hôm 20/5 đưa tin, các nhà nghiên cứu từ Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty, thuộc Đại học Melbourne (Úc) và Bệnh viện Đại học Nantes (Pháp) phát hiện đại thực bào - một loại tế bào tiêu diệt các sinh vật gây hại trong cơ thể - đã bị "tê liệt" tạm thời khi con người nhiễm COVID-19. Điều này khiến bệnh nhân COVID-19 dễ tổn thương hơn vì loại virus mới.

Các nhà nghiên cứu phân tích mẫu máu từ bệnh nhân nhiễm COVID-19 nghiêm trọng và nhận thấy các đại thực bào đã bị bất hoạt.

Trong một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí khoa học tự nhiên Nature Immunology hôm 18/5, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy "những vết sẹo miễn dịch" (tình trạng các đại thực bào bị bất hoạt) ở cả chuột và người.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu mới có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Thế giới vượt ngưỡng 5 triệu người mắc COVID-19

Bộ Y tế cho biết, đến 6h ngày 21/5, thế giới ghi nhận 5.075.991 ca mắc trong đó có 329.112 ca tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lý Nguyễn (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN