Đi xe đạp có nồng độ cồn, "bỏ xe chạy lấy người": Phạt thế nào?

Dù người vi phạm nồng độ cồn để lại xe đạp ở chốt kiểm tra rồi bỏ đi, lực lượng CSGT vẫn có thể xử lý vi phạm của người này.

Theo nghị định 100/2019/NĐ – CP, người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt hành chính lên tới 600.000 đồng.

Theo nghị định 100/2019/NĐ – CP, người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt hành chính lên tới 600.000 đồng.

Ngày 3/1, lực lượng CSGT Công an TP.Hà Nội tiếp tục ra quân xử lý các lỗi vi phạm giao thông theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Theo nghị định 100/2019/NĐ – CP, người điều khiển phương tiện là xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy tại thời điểm kiểm tra phát hiện vi phạm nồng độ cồn trong cơ thể cũng sẽ bị xử phạt, mức phạt tiền cao nhất lên tới 600.000 đồng.

Tuy nhiên, khác với các loại phương tiện tham gia giao thông khác yêu cầu phải có giấy phép lái xe hoặc giấy đăng ký xe theo quy định, xe đạp lại không có quy định cụ thể nào về việc người điều khiển phải đáp ứng điều kiện gì để có thể tham gia giao thông.

Có ý kiến thắc mắc khi người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn nhưng từ chối hợp tác với lực lượng chức năng, “bỏ xe chạy lấy người” thì CSGT xử lý thế nào?

Trả lời vấn đề này, Thiếu tá Nguyễn Quang Nam, Đội CSGT số 4, phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy khi tham gia giao thông, lực lượng chức năng vẫn sẽ kiểm tra bình thường theo đúng quy trình.

Lực lượng CSGT đang xây dựng kế hoạch tổ chức các tổ tuần tra lưu động, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trốn tránh lực lượng chức năng.

Lực lượng CSGT đang xây dựng kế hoạch tổ chức các tổ tuần tra lưu động, xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trốn tránh lực lượng chức năng.

Theo Thiếu tá Nam, nếu người vi phạm từ chối hợp tác với lực lượng chức năng, để lại phương tiện tại chốt kiểm tra và bỏ đi, lực lượng CSGT sẽ thuyết phục, giải thích cho người vi phạm hiểu để quay trở lại làm việc.

“Nếu người vi phạm vẫn từ chối làm việc, không ký biên bản vi phạm, không chịu nộp phạt, tổ công tác làm nhiệm vụ sẽ ghi lại hình ảnh của người vi phạm, lấy ý kiến của các nhân chứng tại hiện trường để xử lý theo quy định.

Ngoài ra, cán bộ CSGT làm thủ tục giải quyết hồ sơ ở trụ sở sẽ sử dụng hình ảnh vi phạm của người này để đưa lên các phương tiện truyền thông, truy tìm danh tính và xử lý theo quy định”, Thiếu tá Nam cho hay.

Cũng theo Thiếu tá Nam, để xử lý các lái xe vi phạm nồng độ cồn nhưng trốn tránh lực lượng chức năng, lực lượng CSGT đang tham mưu cho lãnh đạo Công an TP.Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức các tổ tuần tra lưu động trên đường phố. Các trường hợp vi phạm có biểu hiện trốn tránh, bỏ chạy sẽ bị lực lượng chức năng kiên quyết xử lý.

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Phạt nặng khi lái xe có nồng độ cồn trong máu: Bác sĩ chỉ rõ công thức tính

Tài xế cần tham khảo cách tính này để ước lượng nồng độ cồn trong máu và tự điều chỉnh lượng rượu uống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Sơn – Hồng Phú ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN