Di tích gần 100 năm tuổi bị "lãng quên" trong góc quán cà phê

Sự kiện: Thời sự

Trải qua nhiều sự biến đổi của thời gian, văn bia ghi lại công lao của nhà thơ Nguyễn Du đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn, các nét chữ bị mờ dần theo thời gian... Hiện tấm bia có tuổi đời gần 100 năm đang bị "lãng quên" trong góc của một quán cà phê náo nhiệt, sầm uất.

Tấm văn bia tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du được khởi công vào năm 1929 và hoàn thành vào năm 1930 do hội Khai trí Tiến Đức chủ trì. Nội dung của tấm bia được học giả Bùi Kỷ (1888 - 1960) nghiên cứu và soạn thảo, sau khi hoàn thành tấm bia được trang trọng đặt trong khuôn viên của trụ sở hội Khai trí Tiến Đức.

Bia cao 2,2 m, rộng 1,2 m được tạo tác với 3 tầng mái, các góc mái đều được vuốt tròn ở đầu đao. Mái trên cùng có 2 đầu được kết bởi vân xoắn chữ triện khiến bia vừa bề thế lại vừa thanh thoát. Diềm bia khắc chìm các đề tài hoa cúc, hoa dây. Đế bia chia làm 3 phần to, nhỏ khác nhau, trên các phần đó đều có chạm hình mặt hổ phù, cánh sen cách điệu, các hạt tròn nổi trong khung chữ nhật. Thân bia 2 mặt khắc bài ký chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nói về thân thế, sự nghiệp của tác giả Truyện Kiều.

Do địa điểm hội Khai trí Tiến Đức được cơ quan chức năng giao cho Nhà hát Nghệ thuật Đương đại quản lý và được cho thuê làm chỗ bán cà phê. Vì vậy văn bia bị dẹp vào một góc và vây trong khuôn viên hết sức khiêm tốn, không ngang tầm với di sản có lịch sử gần 100 năm.

Do địa điểm hội Khai trí Tiến Đức được cơ quan chức năng giao cho Nhà hát Nghệ thuật Đương đại quản lý và được cho thuê làm chỗ bán cà phê. Vì vậy văn bia bị dẹp vào một góc và vây trong khuôn viên hết sức khiêm tốn, không ngang tầm với di sản có lịch sử gần 100 năm.

Hiện nay, sau gần một thế kỷ tồn tại, tấm văn bia tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Du đang dần xuống cấp, xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt bia, các nét chữ khắc bị mờ dần và tấm văn bia ghi lại công lao của đại thi hào Nguyễn Du đang bị lãng quên trong góc có diện tích khiêm tốn của một quán cà phê sầm uất trên đường Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Anh Lương Xuân Thụy (Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Nhiều lần ngồi đây tôi cũng thắc mắc về tấm bia, lại gần đọc và tìm hiểu thì mới biết là văn bia tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Du, tôi nghĩ những giá trị lịch sử văn hóa như vậy nên có phương án bảo tồn và đặt ở một nơi trang trọng hơn".

Đồng quan điểm với anh Thuỵ, chị Hoàng Thị Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, những giá trị văn hóa lịch sử cần phải được duy tu và bảo trì thường xuyên để thể hiện sự tôn trọng với những đóng góp to lớn của thế hệ trước cho nền văn học Việt Nam.

Trải qua gần 100 năm tồn tại, nhiều phần của tấm văn bia đã bị hư hỏng, các vết nứt chằng chịt xuất hiện dày đặc trên mặt bia.

Trải qua gần 100 năm tồn tại, nhiều phần của tấm văn bia đã bị hư hỏng, các vết nứt chằng chịt xuất hiện dày đặc trên mặt bia.

Các nét chữ khắc trên tấm bia đã mờ dần theo thời gian.

Các nét chữ khắc trên tấm bia đã mờ dần theo thời gian.

Nhiều chỗ khắc chữ trên tấm bia đã không còn rõ ràng bởi các vết nứt lớn trên mặt bia.

Nhiều chỗ khắc chữ trên tấm bia đã không còn rõ ràng bởi các vết nứt lớn trên mặt bia.

Đế bia chia làm 3 phần to, nhỏ khác nhau, trên các phần đó đều có chạm hình mặt hổ phù, cánh sen cách điệu, các hạt tròn nổi trong khung chữ nhật

Đế bia chia làm 3 phần to, nhỏ khác nhau, trên các phần đó đều có chạm hình mặt hổ phù, cánh sen cách điệu, các hạt tròn nổi trong khung chữ nhật

Thân bia 2 mặt khắc bài ký chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nói về thân thế, sự nghiệp của tác giả Truyện Kiều.

Thân bia 2 mặt khắc bài ký chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nói về thân thế, sự nghiệp của tác giả Truyện Kiều.

Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo tồn tấm bia các cơ quan chức năng cần dựng bản sao văn bia nhằm giữ lại một di sản văn hoá.

Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo tồn tấm bia các cơ quan chức năng cần dựng bản sao văn bia nhằm giữ lại một di sản văn hoá.

Tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa đang bị lãng quên, thu mình trong một không gian hạn chế không xứng tầm với một di sản văn hóa có tuổi đời gần trăm tuổi.

Tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa đang bị lãng quên, thu mình trong một không gian hạn chế không xứng tầm với một di sản văn hóa có tuổi đời gần trăm tuổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh, clip: Di tích quốc gia đặc biệt thành bể bơi ngày nắng nóng

Trẻ em, thanh niên đổ ra hồ Long Trì thuộc khu vực chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội) để bơi lội trong buổi chiều nóng 38 độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hải ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN