Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống

Sự kiện: Thời sự

Tại Hà Nội hay một góc làng quê Bắc Bộ vẫn có những người thợ cần mẫn lưu giữ những bí quyết làm nên những món đồ chơi trung thu truyền thống độc đáo phục vụ lễ hội Trung thu như: Mặt nạ giấy, tàu thủy thủ sắt tây, đầu lân sư tử...

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 1

 Đến với triển lãm tại Đình Kim Ngân, 42, 44 Hàng Bạc,  du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những món đồ chơi trung thu truyền thống mà họ còn được các nghệ nhân hướng dẫn cách làm

Trong những ngày này, tại Đinh Kim Ngân (42,43 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm giới thiệu về hình ảnh và các sản phẩm do các nghệ nhân, thợ thủ công làm đồ chơi trung thu như: Như mặt nạ giấy bồi, tàu thủy thủ sắt tây, đèn kéo quân Cao Viên, ông tiến sỹ giấy, đèn ông sao Báo Đáp (Nam Định), trống đọi tam, đầu lân sư làng Gạo, Thiên Nga nhồi bông, cốm làng Vòng…

Nghệ nhân làm đèn ông sao, ông tiến sỹ giấy - bà Nguyễn Thị Tuyến, 53 tuổi, làng Hậu Ái,  Hoài Đức, Vân Canh, Hà Nội cho biết: Đến tôi là đời thứ 3, 9 tuổi tôi đã làm rồi, đèn ông sao cổ truyền, cán bằng lứa và hoàn toàn làm bằng  giấy mà tự tay mình cắt dán làm thủ công".

Ông tiến sỹ giấy rất có ý nghĩa đối với các bậc phụ huynh là mong muốn cho con cái thành đạt trong năm học mới bởi vì đêm Trung Thu cũng là ngày đầu năm học.

“Trong đêm trông trăng, ông tiến sỹ giấy được ngồi trên cao hơm mâm cỗ để trông trăng và trông mâm cỗ. Về khuya, các cháu nhỏ cầm các loại đèn đi rước quanh làng, xóm, phố phường, các bậc phụ huynh đưa ông tiến sĩ giấy đến trước bàn học của các con, đó là sự cầu mong, các con đầu năm học hành tiến tới, hướng tới cái thiện, đó là những đồ chơi rất mộc mạc", bà Tuyến cho hay.

Nghệ nhân làm diều – ông Nguyễn Hữu Kiêm, 70 tuổi, Đan Phượng ,Hà Nội cho biết,  đây là nghề truyền thống của gia đình, ngay từ  khi nhỏ được cha, ông dạy cho. Quê hương có truyền thống chơi diều, đặc biệt gia đình có truyền thống từ nhiều đời nay

“Khung được làm bằng tre, trước kia các cụ gián bằng giấy giớ, giấy bạt nhưng bây giờ làm bằng vải, làm bằng vải diều rất ổn định, thả lên không bị lệnh lạc”

Người xem không chỉ được chiêm ngưỡng những hình ảnh đồ chơi trung thu truyền thống mà còn được các nghệ nhân giới thiệu cách làm. Những đồ chơi trung thu truyền thống như thắp sáng ước mơ cổ tích của các cô bé, cậu bé, để các em biết về những nét tinh hoa của thê hệ trước. Người lớn còn được dịp hoài niệm của một thời khó khăn nhưng không thể nào quên

Du khách Tăng Thu Hà, đến từ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Phải 20 năm mới ra Hà Nội đúng vào dịp Trung Thu , được tận tay làm đèn ông sao nhớ lại tuổi thơ của mình, qua đây mình rất yêu văn hóa Việt".

Nhờ những người giữ gìn đồ chơi trung thu truyền thống mà hàng năm, vào dịp Trung Thu, đồ chơi truyền thống không bị lấn át hoàn toàn bởi đồ chơi ngoại nhập, trong đó không ít đồ chơi có tính chất độc hai, ít tính giáo dục

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 2

 Bà Nguyễn Thị Tuyến, nghệ nhân làm đèn ông sao truyền thống và ông tiến sỹ giấy đang hướng dẫn du khách cách làm đèn ông sao truyền thống

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 3

Đèn ông sao truyền thống rất chắc chắn, cán được làm bằng ống lứa, các thanh tre được buộc vào nhau bằng dây thép

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 4

Ông tiến sỹ giấy

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 5

 Không gian làm điêu truyền thống do nghệ nhân Nguyễn Hữu Khiêm hướng dẫn

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 6

Hình ảnh mặt nạ giấy bồi của vợ chồng ông Hòa (62 tuổi) ở 73 Hàng Than, Hà Nội. Hai vợ chồng ông Hòa đã làm nghề mặt nạ được hơn 30 năm và làm mặt lạ thuần túy  theo lối thủ công truyền thống

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 7

 Một trong những món đồ chơi nổi tiếng, được yêu thích đó là chiếc tàu thủy sắt tây chạy bằng hơi nước

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 8

Tàu thủy làm bằng sắt tây của làng Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội, giờ trong làng chỉ còn duy nhất gia đình nhà ông Hùng làm

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 9

 Đầu lân làng Gạo (xã Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định), hiện tại đầu lân đã được cải tiến làm cho đầu lân nhẹ hơn và dễ làm hơn. Một đầu lân được lót 3 lớp vải khác nhau bên trong cũng là vải lanh thô còn bên ngoài là vải sa tanh bóng … các chi tiết như mắt trâu, vây, sừng … vẫn giữ theo nét truyền thống

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 10

 Các em nhỏ rất thích thú với món đồ chơi trung thu này

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 11

Món đồ chơi trung thu - những cánh thiên nga,  ít ai biết được rằng món đồ chơi trung thu độc đáo này là niềm mơ ước của bao thế hệ thời bao cấp 

Đến phổ cổ Hà Thành chơi đồ trung thu truyền thống - 12

 Món  đồ chơi hiện tại chỉ còn bà Tâm nay đã 83 tuổi ở 79 Hàng Lược. Những lãng mây bên trong là hai con thiên nga có đôi cánh mỏng, uốn lượn kiêu sa xung quanh nó là hạt cườm, là những bông hoa màu sắc, dưới chúng là những miếng bông trắng bồng bềnh như tuyết

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN