Đề xuất “tịch thu xe”: Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định

Trước ngày 31.3, Bộ GTVT phải báo cáo về quy định xử phạt đối với những hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông và hư hỏng kết cấu hạ tầng để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về đề xuất của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia xung quanh việc xử lý người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia.

Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về quy định xử phạt đối với những hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông và hư hỏng kết cấu hạ tầng.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 31.3.2015.

Đề xuất “tịch thu xe”: Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định - 1

 

CSGT đo nồng độ còn người tham gia giao thông

Trước đó, ngày 27.2.2015, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép tăng mức xử phạt một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trong đó, mức xử phạt cao nhất là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng và tịch thu phương tiện đối với người điều khiển ô tô, mô tô.

Ngay sau khi đề xuất trên được công bố, lập tức có nhiều ý kiến trên các phương tiện truyền thông bày tỏ quan điểm trái chiều nhau.

Nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng, đề xuất này đã vi phạm quyền sở hữu tài sản của người dân cũng như Hiến pháp. Do vậy, đề xuất tịch thu phương tiện không thể "dễ dàng thực hiện" vì liên quan quyền sở hữu tài sản đã được Hiến pháp quy định.

Nhiều ý kiến cho rằng, xử lý người vi phạm có thể phạt tiền, thậm chí tạm giữ hành chính hay có những biện pháp khác chứ không thể tịch thu tài sản. Bởi Ô tô là tài sản lớn, hợp pháp của cá nhân chứ không phải là phương tiện gây án.

Hoặc trường hợp người vi phạm có thể đi xe mượn của người khác. Trường hợp này, người cho mượn xe không vi phạm nên không thể tịch thu xe của họ.

Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia- Khuất Việt Hùng, hành vi say xỉn điều khiển phương tiện giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Vì vậy, cần có chế tài để ngăn chặn hành vi đó xảy ra.

Ông Hùng cho biết, Tết Giáp Ngọ 2014, ông và Bộ trưởng GTVT vào Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, chỉ trong 1 ngày đã tiếp nhận 60 vụ tai nạn giao thông (TNGT), trong đó có 42 trường hợp có sử dụng rượu bia. Năm nay, dù số người cấp cứu ở bệnh viện giảm, nhưng thực tiễn, số người tử vong vì tai nạn giao thông rất cao. Số người tử vong do tai nạn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi tăng hơn 12% so với năm 2014.

Theo báo cáo, nguyên nhân trực tiếp do xe máy gây nên là chính, đi với tốc độ cao, đi trái đường, chở quả số người quy định, và có nguyên nhân sâu xa là tâm lý, thần kinh bị kích thích dẫn đến tình trạng vi phạm.

Theo ông Hùng, lái xe gây tai nạn đủ nghiêm trọng để thấy rằng, hành vì điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong tình trạng say xỉn là uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn giao thông. Say xỉn lái xe nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người vi phạm và của những người liên đới.

Chiều 6.3, trao đổi với PV Dân Việt, tiến sĩ Tô Văn Hòa, Trưởng khoa Luật Hành chính, Đại học Luật Hà Nội bày tỏ đồng ý với đề xuất này. Bởi uống rượu bia khi lái xe ảnh hưởng trực tiếp tính mạng của người lái xe và cả những người xung quanh, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước đều quan tâm.

Trước tình hình tai nạn giao thông do rượu bia gia tăng, việc cân nhắc tới mức phạt cao hơn là hợp lý. Tuy nhiên, đề xuất tịch thu phương tiện lái xe vi phạm nồng độ cồn cần được xem xét kỹ lưỡng, đối chiếu với các luật hiện hành, không thể áp dụng ngay được.

Nhiều quốc gia trên thế giới xem việc uống rượu bia khi tham gia giao thông là hành vi đặc biệt nguy hiểm nêu đều có những quy định khác nhau về nồng độ cồn trong máu khi lái xe.

Ở Scotland, quy định tịch thu xe khi tài xế "quá chén" được áp dụng tại nước này từ năm 2009. Kể từ đó tới này đã có hơn 1.000 trường hợp bị thu giữ xe.

Tại Costa Rica, khi lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép cũng sẽ bị phạt khoảng 500 USD, tước bằng lái xe trong vòng 2 năm và có thể bị tịch thu xe hoặc thậm chí ngồi tù.

Ở Thụy Điển, nếu các lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định, họ sẽ bị phạt tiền nặng hoặc có thể bị tịch thu phương tiện. Những chiếc xe này sau đó sẽ được rao bán và số tiền thu được sẽ được gửi tới chương trình cai rượu quốc gia.

Ở Mỹ, việc tịch thu xe trong trường hợp tài xế say xỉn được thực hiện ở một số bang như California, Winconsin... Bang Wisconsin hiện là bang duy nhất tại Mỹ vẫn áp dụng quy định tịch thu phương tiện với người điều khiển có nồng độ cồn vượt mức cho phép ngay trong lần đầu vi phạm.

 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Đề xuất tịch thu xe của tài xế có nồng độ cồn cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN