Đề xuất tăng thời hiệu kỷ luật hành chính với cán bộ, công chức lên 10 năm

Sự kiện: Thời sự

Thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính 5 năm với vi phạm đến mức kỷ luật khiển trách; 10 năm với vi phạm kỷ luật hình thức cảnh cáo trở lên.

Sáng nay (21/10), tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Tờ trình cho biết, hiện nay, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng và thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức còn có sự khác nhau.

Đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức Khiển trách: thời hiệu kỷ luật đảng là 5 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 2 năm; Đối với hành vi vi phạm phải kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo: thời hiệu kỷ luật đảng là 10 năm; thời hiệu xử lý kỷ luật hành chính là 5 năm.

Do có sự khác nhau nên thực tế phát sinh một số trường hợp đã bị kỷ luật đảng nhưng khi xem xét xử lý kỷ luật hành chính thì các cơ quan kiến nghị không xử lý kỷ luật do đã hết thời hiệu theo quy định của Luật.

"Điều này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiêm quy định kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể. Để khắc phục vướng mắc này, cần sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức", Tờ trình nêu.

Từ đó, Chính phủ kính trình Quốc hội sửa đổi quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung trong Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Giao Chính phủ hướng dẫn quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng.

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Ủy ban Pháp luật cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành nội dung quy định về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức như đề xuất của Chính phủ, bảo đảm đồng bộ với quy định về thời hiệu kỷ luật đảng.

Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc sửa đổi thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính là chủ trương đã rõ, cần quy định để áp dụng ngay nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng trong thời gian Chính phủ nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

"Hơn nữa, quy định này có nội dung không phức tạp, sau khi Quốc hội xem xét, thảo luận sẽ được tiếp thu, chỉnh lý, đưa vào Nghị quyết kỳ họp thứ 4 để trình Quốc hội thông qua là phù hợp. Do đó, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với đề xuất trong Tờ trình của Chính phủ", báo cáo thẩm tra nêu.

Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch, nguyên Chủ tịch tỉnh Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng bị Thủ tướng kỷ luật khiển trách do có những vi phạm khuyết điểm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và đã bị Ban Bí thư...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phùng Tuệ An - Yến Chi ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN