Đề xuất mời chuyên gia làm việc cho Quốc hội

Sự kiện: Thời sự

Nhiều ý kiến đồng tình việc tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên mức 37%-40% trên tổng số đại biểu.

Theo quochoi.vn, cuối tuần qua tại TP Đà Nẵng, Văn phòng Quốc hội (QH) tổ chức tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH.

Cho ý kiến về việc tăng số lượng đại biểu (ĐB) QH hoạt động chuyên trách, đa số ý kiến đồng tình nên tăng tỉ lệ này lên mức 37%-40% trên tổng số ĐB. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng nên giữ nguyên cơ cấu như hiện nay (35%).

Ông Đặng Văn Chiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, cho rằng việc mời chuyên gia tham gia ĐBQH tuy không mới nhưng là một đề xuất hay, nếu làm được sẽ giúp nâng cao chất lượng của ĐBQH. “Nếu làm được thì tạo cơ hội nâng cao chất lượng ĐB, thu hút kinh nghiệm, thậm chí tài năng trong hệ thống của chúng ta” - ông Chiến nói.

Đa số ý kiến đồng tình việc tăng số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách. Trong ảnh: ĐBQH hoạt động tại nghị trường. Ảnh: TTXVN

Đa số ý kiến đồng tình việc tăng số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách. Trong ảnh: ĐBQH hoạt động tại nghị trường. Ảnh: TTXVN

Nhiều ý kiến đồng tình đổi tên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH thành Ủy ban Xã hội. ĐB cũng đề xuất kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH nên quy về một mối, ngoài ra không nên coi đoàn ĐBQH là thiết chế của trung ương, trung ương trả kinh phí hoạt động, mà nên đưa về địa phương.

Phát biểu tiếp thu ý kiến của các ĐB, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng ghi nhận, tiếp thu các ý kiến đề xuất về cơ chế, chính sách để thu hút ĐB có năng lực, trình độ, tâm huyết về làm việc tại QH. Thêm vào đó, việc quy định về độ tuổi đối với cán bộ trong diện thu hút về làm việc tại các cơ quan QH cũng sẽ nghiên cứu thêm, làm sao để đồng bộ với quy định nghỉ hưu đối với ĐBQH trong Luật Công chức, viên chức.

Kết luận tại buổi tọa đàm, Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh ĐBQH là nguồn quan trọng làm nên chất lượng của QH. Do đó, ông Phúc đồng tình với ý kiến góp ý về cơ cấu của ĐBQH. Cơ cấu ĐBQH sẽ thể hiện trong phương án bầu cử, cụ thể là ĐB thuộc cơ quan hành pháp sẽ giảm đi.

Đối với việc thành lập Thanh tra QH, Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng theo quy định, việc thành lập cơ quan từ cấp vụ phải báo cáo Bộ Chính trị. Cùng với việc thực hiện tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương thì cần phải có đánh giá tổng kết về tác động khi thành lập Thanh tra QH thay cho Ban Dân nguyện.

Tổng thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp của các ĐB tại buổi tọa đàm, gửi lãnh đạo QH, các ủy ban của QH làm cơ sở tham khảo và đưa lên phần mềm hỗ trợ các ĐBQH tiếp thu thêm.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ được bầu làm Trưởng đoàn ĐBQH

Sáng nay (18/2), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã họp để bầu chức danh Trưởng Đoàn ĐBQH mới thay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHÂN LUẬN ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN