Đề xuất khai quật mộ cổ nghi của Hồ Xuân Hương: Không thể tùy tiện đào mộ vô chủ

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

UBND tỉnh Quảng Nam không thống nhất với đề nghị của bà Nghiêm Thị Hằng (trú tại Đống Đa, Hà Nội) về việc khai quật ngôi mộ cổ có minh bia năm 1850, nằm trên địa bàn tỉnh mà bà Hằng cho là có liên quan đến các giả thiết về phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Chuyên gia văn hóa cũng nhận định quan điểm mà UBND tỉnh Quảng Nam đưa ra là hợp lý. 

Không thể tùy tiện xâm phạm mộ vô chủ

Liên quan đến văn bản đề xuất xin khai quật ngôi mộ cổ vô thừa nhận tại phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để phục vụ khảo cổ, có liên quan đến các giả thiết về phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương, UBND TP Tam Kỳ, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có phản hồi chính thức.

Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam không thống nhất với đề nghị của bà Nghiêm Thị Hằng (trú tại Đống Đa, Hà Nội) về việc khai quật ngôi mộ cổ có minh bia năm 1850, nằm trên địa bàn tỉnh.

Ngôi mộ cổ ở Quảng Nam được cho là liên quan đến giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Ngôi mộ cổ ở Quảng Nam được cho là liên quan đến giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Vụ việc đang gây chú ý của dư luận, bởi bà Nghiêm Thị Hằng đưa ra nhiều luận cứ cho rằng ngôi mộ có dấu hiệu liên quan đến phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bà Hằng cũng khẳng định chưa có căn cứ khoa học để UBND tỉnh Quảng Nam bác đề xuất khai quật của nhóm nghiên cứu.

Quanh sự việc này, PGS. TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa - nhận định: "Quan điểm không đồng ý khai quật mộ cổ nghi của Hồ Xuân Hương mà UBND tỉnh Quảng Nam đưa ra là hợp lý. Việc tổ chức khai quật phải do cơ quan chuyên môn, nhà khoa học thực hiện. Nhóm nghiên cứu trong vụ việc này có đi khảo sát, tìm hiểu văn bia và cho rằng ngôi mộ có dấu hiệu liên quan đến phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, kết luận này chưa có đủ căn cứ khoa học", PGS.TS Trương Quốc Bình nêu quan điểm.

Chuyên gia nhấn mạnh Nhà nước có chủ trương xã hội hóa trong công tác bảo vệ di sản văn hóa. Nhưng việc khai quật phải tiến hành theo đúng quy định, không thể tùy tiện đào bới, xâm phạm mộ vô chủ.

"Ở một góc độ nào đó, công sức của nhóm nghiên cứu cũng rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, không thể tiến hành khai quật nếu chưa có đủ cơ sở, bằng chứng khoa học", PGS.TS Trương Quốc Bình nhận định.

Bảo tàng Quảng Nam đã tiến hành khảo sát kiến trúc mộ, dập và dịch các văn khắc trên bia mộ.

Bảo tàng Quảng Nam đã tiến hành khảo sát kiến trúc mộ, dập và dịch các văn khắc trên bia mộ.

Theo quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL, các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ gồm: Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước, Trường đại học có bộ môn khảo cổ học, Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ, Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở T.Ư.

Các tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ chỉ được tiến hành việc thăm dò, khai quật khảo cổ sau khi có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhóm nghiên cứu nói lý do đề xuất khai quật

Trước đó, nhà thơ, nhà báo Nghiêm Thị Hằng khẳng định cuốn sách Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương (xuất bản tháng 10/2021) của bà là công trình nghiên cứu duy nhất làm rõ thân thế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Từ năm 2020, bà Nghiêm Thị Hằng âm thầm đi tìm phần mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại quê chồng ở Tam Kỳ (Quảng Nam). Bà tiếp cận với dấu tích ngôi mộ cổ vô thừa nhận có minh bia tên Huỳnh Hoàn Nhân, xây dựng năm 1850.

Bà khẳng định nhiều lần đi điền dã về Tam Kỳ để có những căn cứ cần làm sáng tỏ đây là mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương, được cải cát từ nơi chôn cất ban đầu nghĩa địa phủ Tây Hồ, sau đó đưa về quê chồng là ông Trần Phúc Hiển vào tháng 10/1843.

Bà Nghiêm Thị Hằng (giữa) khảo sát ngôi mộ cổ vô thừa nhận tại tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2022.

Bà Nghiêm Thị Hằng (giữa) khảo sát ngôi mộ cổ vô thừa nhận tại tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2022.

Ngày 9/1/2023, bà Nghiêm Thị Hằng có báo cáo về thân thế nữ sĩ Hồ Xuân Hương với UBND TP Tam Kỳ và đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam cho khai quật ngôi mộ cổ để phục vụ công tác khảo cổ.

Bà Nghiêm Thị Hằng và nhóm nghiên cứu khẳng định đây là mộ cải cát, không phải mộ dài chôn một lần theo phong tục của các ngôi mộ cổ của vùng Tam Kỳ, Quảng Nam.

“Đến giờ chưa có cơ sở khoa học để công bố người nằm dưới ngôi mộ có minh bia 1850 là cụ ông Huỳnh Hoàn Nhân hay nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Chỉ có khai quật ngôi mộ này để nghiên cứu khảo cổ, mới có kết luận khoa học chính xác”, bà Hằng nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngôi mộ cổ ở phường An Sơn, TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) được cho là liên quan đến giả thiết về phần mộ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ngành chức năng đã tiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu An ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN