Đề xuất hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác

Một nhóm nhà nghiên cứu môi trường quốc tế vừa đưa ra bài báo nói rằng hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác là biện pháp cần thiết để bảo vệ loài động vật này.

Trên bài báo đăng trên tạp chí Science, nhóm chuyên gia lý luận rằng lệnh cấm buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu đã thất bại trong việc ngăn chặn “nhu cầu không giới hạn trên thế giới”.

Vì thế, thị trường này có thể được thỏa mãn bằng biện pháp cưa sừng tê giác đúng cách để giữ mạng sống cho con vật.

Hiện tại ở Nam Phi, trung bình mỗi ngày có 2 con tê giác bị thợ săn bắn chết.

Theo TS. Duan Biggs ở ĐH Queensland (Australia), trưởng nhóm tác giả, việc săn bắn hiện nay đã vượt tầm kiểm soát.

“Tình hình ngày càng xấu đi, chúng ta càng để lâu thì càng nhiều sừng tê giác bị mất. Đây là vấn đề khẩn cấp, chúng ta phải bắt đầu quá trình đánh giá biện pháp hợp pháp hóa và áp dụng sớm”, TS. Biggs nói.

Hiện nay còn khoảng 20.000 con tê giác sừng trắng ở Nam Phi và Namibia. Khoảng 5.000 tê giác đen vẫn còn sống, nhưng tê giác đen Tây Phi đã bị tuyên bố tuyệt chủng từ năm 2011.

Đề xuất hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác - 1

Các nhân viên bảo hộ đang cưa sừng tê giác để giúp nó không bị thợ săn bắn hạ

Theo Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp (Cites) thì buôn bán sừng tê giác bị cấm. Đại diện của các nước thành viên công ước này sẽ họp tại Bangkok, Thái Lan trong tuần tới để sửa đội bản hiệp định đã áp dụng được 40 năm.

Theo bài báo nói trên, lệnh cấm đang thực sự làm gia tăng hoạt động săn bắt bất hợp pháp bằng cách hạn chế nguồn cung, khiến giá cả tăng cao. Mỗi kg sừng tê giác được bán với giá khoảng 4.700 USD vào năm 1993, nhưng đã tăng lên 65.000 USD vào năm 2012.

Biện pháp thuyết phục người tiêu dùng ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam rằng sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh đã không hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng cách khai thác sừng tê giác đúng cách thì có thể đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Tê giác phát triển 0,9kg sừng mỗi năm.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động môi trường không đồng ý với kiến nghị này. “Chúng tôi không ủng hộ kế hoạch hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác vì chúng tôi không nghĩ nó khả thi”, TS. Colman O'Criodain, nhà phân tích chính sách buôn bán động vật hoang dã của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), nói.

“Các thị trường có buôn bán động vật hoang dã cần được định hướng, đặc biệt là Việt Nam. Chúng tôi không thấy rằng họ có cơ chế thực thi pháp luật tốt để ngăn chặn việc “phù phép” tê giác hoang dã thông qua con đường này”.

“Chúng tôi không nghĩ hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng, mà thậm chí còn khiến tình hình tồi tệ hơn”.

Chính phủ Nam Phi đang xem xét vấn đề này và nói rằng các cuộc thảo luận ở Bangkok sẽ định hướng cho họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Quỳnh (theo BBC) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN