Đề xuất giữ biển tốc độ 35km/h: Tổng cục Đường bộ nói gì?

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị không đồng ý với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội giữ nguyên biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống vành đai 3 bởi qua thực tế đi thực nghiệm tốc độ đó không phù hợp.

Ngày 12/6, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh biển báo trên quốc lộ và yêu cầu loại bỏ những biển báo hạn chế tốc độ dưới 40km/h cho phù hợp với tình hình lưu thông hiện tại. Ngay sau đó, Sở GTVT Hà Nội có đề xuất gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam xin được giữ nguyên các biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống đường vành đai 3 để đảm bảo an toàn giao thông.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT cho hay, lý do của việc xin giữ lại biển báo này vì đường vành đai 3 hiện có tốc độ chạy xe tối đa 80 km/h, tạo tâm lý thoải mái cho lái xe khi xuống và nhập vào làn đường đô thị có mật độ cao, dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

Sau khi có đề xuất, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị không đồng ý với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội bởi vì qua thực nghiệm tốc độ đề xuất không phù hợp.

“Tổng cục đã có khảo sát và nghiên cứu kỹ, hiện nay tại các nhánh lên xuống của đường vành đai 3 cần phải chạy tốc độ trên 40km/h. Tốc độ này phù hợp với thiết kế của đường. Tốc độ 35km/h như đề xuất không phù hợp”, ông Huyện chia sẻ.

Đề xuất giữ biển tốc độ 35km/h: Tổng cục Đường bộ nói gì? - 1

Sở GTVT Hà Nội đề xuất giữ nguyên biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống vành đai 3, ảnh Nguyễn Đức

Về yêu cầu của Bộ GTVT đối với các địa phương loại bỏ biển hạn chế tốc độ dưới 40km/h trên đường quốc lộ, ông Huyện cho biết, trước đó Bộ đã chỉ đạo Tổng cục rà soát sơn vạch, kẻ đường, biển báo trong gần một năm nay. Sau đó, khi đủ cơ sở Bộ đã ra văn bản gửi tới các địa phương loại bỏ biển báo này. Xét về mặt khoa học kỹ thuật, an toàn giao thông thì việc bỏ biển dưới 40km/h là hòan toàn hợp lý.

“Như vậy, việc loại bỏ biển này nhiều người dân tránh được cái  “bẫy” trên đường, không bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ sau biển báo và tránh được bức xúc. Khi bỏ biển, phần lớn người dân đều ủng hộ”, ông Huyện nói.

Liên quan đến phản ánh trên quốc lộ 21B, đoạn qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có đặt nhiều biển báo 60-40-30 gần nhau, không có biển báo giảm độ trước, lái xe không kịp phản ứng. Đôi khi những biển này trở thành cái “bẫy” cho cảnh sát giao thông xử phạt.

Ông Huyện cho biết thêm, khu vực này là đường giao cắt nhỏ, chưa có cầu vượt. Người dân dễ đi xe máy thẳng qua, rồi tắt ngang ngửa nên bắt buộc phải cắm biển báo để báo trước cho lái xái giảm tốc độ.

“Tuy nhiên, nếu biển báo giảm tốc độ đặt quá gần nhau, chúng tôi sẽ cho ra soát lại. Nếu đúng như vậy sẽ cho cắm lại và có biển báo trước để lái xe chủ động khi lưu thông trên đường”, ông Huyện nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN