Đề xuất chấp thuận cơ chế đặc thù để Hà Nội quyết định tăng thu nhập cho cán bộ công chức

Sự kiện: Thời sự

Để "giữ chân" cán bộ, công chức, UBND TP Hà Nội đang đề xuất với Trung ương cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để TP được quyết định tăng thu nhập cho cán bộ, công chức

Ngày 8-12, tiếp tục Chương trình tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.

Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, phát biểu giải trình

Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, phát biểu giải trình

Với 100% số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của thành phố. Nghị quyết thông qua 22 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, trong đó: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng khoảng 7%; GRDP/người khoảng 150 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; kiểm soát chỉ số giá dưới 4,5%.

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi phục vụ hoạt động của HĐND các cấp TP Hà Nội (sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND ngày 1-8-2016 của HĐND TP); thông qua nghị quyết về ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực công thương; thông qua danh mục 2.734 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 9.291,84 ha và 1.445 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023, với diện tích 2.430,19 ha.

HĐND TP Hà Nội cũng thông qua nghị quyết về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội. Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân người có công trên địa bàn TP Hà Nội được các ĐB HĐND TP thông qua với tỉ lệ 100% đại biểu có mặt. HĐND TP Hà Nội cũng thông qua nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2022. Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa...

Trước đó, làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết về vấn đề phát triển kinh tế, khối doanh nghiệp đang khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư. Thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, trong đó nghiên cứu các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh; bám sát tình hình quốc tế và trong nước để có giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm, nhất là lao động nông thôn, lao động tại các khu công nghiệp...

Đối với phát triển làng nghề, thành phố sẽ tiếp tục quan tâm đảm bảo về mặt bằng, mở rộng và đầu tư xây mới các cụm công nghiệp làng nghề, đưa sản xuất ra khỏi khu dân cư và hỗ trợ phát triển sản xuất, có các chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp. "Về chỉ tiêu tăng trưởng 7,0% năm 2023, căn cứ bối cảnh dự báo tình hình quốc tế còn diễn biến phức tạp và mục tiêu tăng trưởng của cả nước đặt ra là 6,5%, thành phố xây dựng 3 kịch bản và chọn kịch bản tăng trưởng 7% (gấp 1,08 lần cả nước) - là phù hợp bối cảnh" - ông Hải khẳng định.

Năm 2023, cùng với việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, UBND TP Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quan tâm chỉ đạo các đơn vị đổi mới tư duy, đặc biệt là phương pháp làm việc. Tiếp tục tăng cường đào tạo và đào tạo lại, nhất là kỹ năng theo vị trí việc làm.

Chỉ đạo các ngành hoàn thiện các quy trình, quy chế phối hợp, liên thông giữa các đơn vị, trong đó xác định rõ nguyên tắc có liên quan từ 2 cơ quan, đơn vị, địa phương trở lên thì sẽ do thành phố chỉ đạo xây dựng; triển khai ngay kế hoạch thực hiện nghị quyết của HĐND TP về phân cấp ủy quyền, tiếp tục rà soát việc phân công, phân nhiệm của thành phố gắn với đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, giảm thiểu các tầng nấc trung gian; theo dõi hướng dẫn kiểm tra giám sát việc phân cấp ủy quyền...

Đặc biệt, để khắc phục tình trạng cán bộ nghỉ việc, chuyển công tác, UBND TP Hà Nội đã trình HĐND TP thông qua nghị quyết quy định về mức hỗ trợ, động viên đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc thành phố (với mức hỗ trợ từ 5 đến 10 triệu đồng).

"Hiện nay, cùng với lộ trình đã được Trung ương phê duyệt là nâng mức lương cơ sở từ 1-7-2023 từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng; UBND TP đang đề xuất với Trung ương chấp thuận cơ chế đặc thù để TP được quyết định tăng thu nhập cho cán bộ công chức của thành phố" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ quan tâm rà soát các chính sách hỗ trợ để khắc phục khó khăn; tiếp tục chỉ đạo ngành giáo dục tuyển giáo viên.

TP.HCM xin cơ chế đặc thù chứ không phải ”xin tiền cho người giàu”

Theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, TP.HCM và Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam xin cơ chế đặc thù, không phải là "xin tiền cho người giàu" mà đang xin nguồn lực,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN