Cân nhắc kỹ việc "chia đôi" Luật Giao thông đường bộ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ việc tách Luật Giao thông đường bộ thành hai Luật riêng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần làm rõ các lĩnh vực khác là đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hành không có tách phần nội dung bảo đảm trật tự an toàn thành luật riêng khác không - Ảnh minh họa
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa ký văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 48. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu bổ sung đánh giá tác động của việc tách Luật Giao thông đường bộ, chuyển nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấp phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
Đối với dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, nội dung dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu cân nhắc việc tách nội dung giao thông đường bộ thành hai luật riêng biệt nhằm đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất; bổ sung đánh giá tác động của việc tách thành hai luật, nhất là tổ chức biên chế của lực lượng làm nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần làm rõ các lĩnh vực khác là đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hành không có tách phần nội dung bảo đảm trật tự an toàn thành luật riêng khác không?
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu nghiên cứu quy định cụ thể tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn; cân nhắc quy định sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện; quy định cụ thể tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian kiểm định xe cơ giới dựa vào công năng sử dụng từng loại xe, nhất là đối với xe kinh doanh vận tải nhằm đảm bảo công bằng.
Đối với dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trước mắt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 cùng với thời điểm trình dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Tuy nhiên, việc tách nội dung giao thông đường bộ thành 2 luật riêng biệt cần cân nhắc kỹ và xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 10.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục rà soát các nội dung trong hồ sơ dự án luật để bảo đảm tính thuyết phục cao hơn, bổ sung đánh giá tác động của việc tách thành hai luật và việc chuyển nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an.
“Về trách nhiệm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe thuộc thẩm quyền phân công của Chính phủ, tuy nhiên cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho người dân và cải cách thủ tục hành chính”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luận.
Ủy Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý, đối với những vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau liên quan đến nội dung của cả hai dự thảo luật, cần có phương án lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan; chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ dự án luật, đồng thời, tiếp tục rà soát kỹ lưỡng kỹ thuật văn bản của dự thảo luật; Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội thẩm tra chính thức để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
So với luật hiện hành, Dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi có bổ sung một số hành vi bị cấm đối với người...
Nguồn: [Link nguồn]