Đề nghị án chung thân thứ 2 đối với Trịnh Xuân Thanh

Ít ngày sau khi bị tuyên án chung thân, Trịnh Xuân Thanh tiếp tục bị Viện Kiểm sát đề nghị án phạt mới trong vụ tham ô tài sản ở PVP Land.

Đề nghị án chung thân thứ 2 đối với Trịnh Xuân Thanh - 1

Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị mức án chung thân trong vụ án tại PVP Land

Chiều 25/1, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP.Hà Nội đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án với bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) và 7 đồng phạm trong vụ án tham ô tài sản xảy ra Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land).

Khẳng định đủ căn cứ xác định bị cáo Trịnh Xuân Thanh phạm tội tham ô, VKS đề nghị án chung thân với bị cáo này.

Trong bản luận tội, đại diện VKS khẳng định, tại tòa cũng như tại cơ quan điều tra, bị cáo Trịnh Xuân Thanh không thừa nhận đã chỉ đạo cũng như thỏa thuận, chỉ đạo bán cổ phần với giá thấp hơn giá trị thực tế để chia nhau chiếm đoạt tiền chênh lệch.

Tuy nhiên, với các tài liệu điều tra, VKS xác định bị cáo Thanh có các chỉ đạo về việc tiếp tục thực hiện đầu tư, triển khai dự án Nam Đàn Plaza. Bị cáo Thanh nắm rõ các thông tin về dự án, trong đó giá trị sử dụng đất là 25 triệu USD (tương đương khoảng 52 triệu đồng/m2).

Tuy nhiên, sau khi có cuộc gặp với Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà, em trai ông Đinh La Thăng), Thái Kiều Hương (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Vietsan) tại nhà hàng, bị cáo Thanh đã chấp thuận phương án chuyển nhượng theo giá 34 triệu đồng/m2.

Đề nghị án chung thân thứ 2 đối với Trịnh Xuân Thanh - 2

Viện kiểm sát khẳng định đủ căn cứ xác định các bị cáo tham ô tài sản

Theo VKS, kết quả xét xử tại phiên tòa có đủ căn cứ kết luận các bị cáo đã có sự móc nối để thực hiện việc ký chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2, trong khi giá trị thực tế 52 triệu đồng/m2 để lấy tiền chênh lệch, chia nhau chiếm đoạt.

VKS cáo buộc bị cáo Thanh nhận 14 tỷ đồng; Thắng chiếm đoạt 5 tỷ đồng; Phong 8 tỷ đồng; Sinh 2 tỷ đồng; Hùng chiếm đoạt 20 tỷ đồng. Tổng cộng, các bị cáo đã chiếm đoạt 49 tỷ đồng trong tổng số 87 tỷ đồng chênh lệch giá.

VKS cũng nhận định, hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến số tiền đặc biệt lớn của Nhà nước, làm cho dự án Nam Đàn Plaza bị trì trệ, không triển khai được từ năm 2010 đến nay, gây lãng phí, thiệt hại.

Đại diện VKS cũng khẳng định có đủ cơ sở để kết luận các bị cáo phạm tội như bản cáo trạng đã truy tố và đề nghị mức án với các bị cáo.

Cụ thể như sau: Đào Duy Phong bị 17-18 năm tù; Nguyễn Ngọc Sinh (nguyên Tổng giám đốc PVP Land) 14-15 năm tù; Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (kinh doanh tự do) 11-12 năm tù; Thái Kiều Hương 11-12 năm tù; Đinh Mạnh Thắng 11-12 năm tù.

Bị cáo Lê Hòa Bình (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5) bị đề nghị mức án 9-10 năm tù, tổng hợp thêm mức án chung thân trong vụ án trước đó là chung thân; Nguyễn Thị Kim Thoa (nguyên kế toán trưởng công ty 1-5) 8-9 năm tù, tổng hợp chung với mức án chung thân trước đó là chung thân.

Trước đó, tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh bị HĐXX TAND TP.Hà Nội tuyên phạt hình phạt chung là chung thân về tội tham ô và cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Truy vấn 14 tỉ đồng chuyển cho Trịnh Xuân Thanh chứa trong thùng gì?

Trong phiên xét xử sáng 25-1, luật sư đã truy vấn các bị cáo, trong đó có Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng), về...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Vụ Trịnh Xuân Thanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN