Đề Lịch sử: Thí sinh không cần nhớ máy móc sự kiện
Các chuyên gia giáo dục nhận xét đề thi Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia có nhiều ý gợi mở. Đề không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện này, thí sinh rút ra nhận xét theo hiểu biết của bản thân.
Đó là nhận định của cô Lê Thị Thu Hương, giảng viên Đại học Thủ đô Hà Nội (nguyên Tổ trưởng Tổ Lịch sử, trường THPT Chu Văn An - Hà Nội).
Đề thi Lịch sử là đề hay
Theo cô Hương, đề thi môn Lịch sử hay, phân hóa được thí sinh, đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Nội dung của đề thi nằm trong chương trình lịch sử lớp 12, phần lịch sử Việt Nam có liên hệ gắn với trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay.
“Đề ra theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhiều ý gợi mở. Đề không yêu cầu thí sinh ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử. Trên cơ sở những sự kiện này, thí sinh rút ra nhận xét theo hiểu biết của bản thân”, cô Hương nói.
Cô Hương phân tích, trong đề thi, phần lịch sử thế giới, nội dung kinh tế Nhật Bản từ 1952 đến 1973 và yêu cầu thí sinh nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Nội dung này không yêu cầu liên hệ vì vậy những học sinh trung bình, học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa có thể đạt điểm tối đa.
Trong khi đó, cô Bùi Mi Thúy, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT Gia Định (TP.Hồ Chí Minh) đánh giá đề thi hay, ra theo hướng đổi mới, sát kiến thức và chương trình ôn tập. Tuy nhiên, so với đề minh họa của Bộ thì đề thi chính thức khó hơn, có sự phân hóa rất cao.
“Đề thi môn Lịch sử đòi hỏi thí sinh phải tư duy tốt, nắm vững kiến thức, nhớ kỹ các sự kiện lịch sử và vận dụng tốt thì mới có thể đạt điểm cao. Thí sinh có sức học trung bình khá, làm bài không kỹ, vận dụng kiến thức không sâu chỉ có thể đạt 5-6 điểm”, cô Thúy cho hay.
Câu hỏi “đánh lừa” thí sinh
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng đề thi bám sát được chương trình sách giáo khoa. Dạng câu hỏi mở trong đề thi đã tạo ra sự hào hứng cho học sinh.
Theo ông Vỳ, câu số 3 hỏi về các sự kiện lịch sử của Việt Nam, trong đó có sự kiện thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến nay. Đặc biệt, nhấn mạnh quyền hưởng tự do và độc lập; nhấn mạnh ý nghĩa tự do và độc lập.
“Trong ý thứ hai của câu hỏi này, đề thi tiếp tục hỏi về quyền tự do và độc lập. Cụ thể yêu cầu học sinh hãy làm sáng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh và giữ vững tự do và độc lập. Ở câu hỏi này, ngoài nêu các ý cơ bản, học sinh có thể liên hệ đến việc bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc của Việt Nam gắn với đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Như vậy bài thi sẽ đạt điểm cao hơn”, PGS.TS Vỳ nói.
Câu số 4 hỏi về Hiệp định Giơnevơ, đây là dạng câu hỏi đưa ra nhận định sai lệch về dữ liệu đã cho để “đánh lừa” học sinh. Nếu nắm chắc kiến thức, đọc kỹ đề, học sinh mới có thể làm được.
Đề bài nói rằng có ý kiến cho rằng Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17.
“Tuy nhiên, nếu học sinh đọc kỹ đề và nhớ lại kiến thức đã học thì không phải như vậy. Trong Hiệp định Giơnevơ không có nội dung nào nói là Việt Nam Nam bị chia thành hai quốc gia và lấy vĩ tuyến 17 làm đường biên dưới”, PGS.TS Vỳ nói thêm.
Thầy Phạm Ngọc Thụ, giáo viên Lịch sử, trường THPT Anhxtanh Hà Nội cũng nhận định đề thi môn Lịch sử là đề thi hay cả về dữ liệu lịch sử lẫn cách hỏi. Đề thi có cấu trúc rõ ràng, hợp lý và phân hóa, giúp đảm bảo việc xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học.
Theo thầy Thụ, để làm tốt đề thi này, học sinh cần có phương pháp hơn là học thuộc. Học sinh trung bình có thể được 5 - 6 điểm. Học sinh học khá có thể được 7 - 8. Không dễ được 9 - 10.
Để nhận ngay ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT QG năm 2015, soạn tin: |