Đề Địa lý: Không cần học vẹt, thí sinh dễ dàng lấy điểm 5

Việc được phép mang Atlat vào phòng thi giúp các em trả lời tốt các câu hỏi và có những dẫn chứng hợp lý, không nhất thiết phải học vẹt nếu có kĩ năng phân tích bản đồ tốt.

Đề Địa lý: Không cần học vẹt, thí sinh dễ dàng lấy điểm 5 - 1

Đề thi môn Địa Lý năm 2016

Cô Phùng Thị Thanh Thảo, Tổ trưởng Tổ Địa lý, trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cho biết, cấu trúc đề thi tương tự với cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2015 nên các em đã rất quen thuộc.

“Đề này không phải quá dễ, đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức, phân tích và tổng hợp của HS. Với đề này các em dễ dàng lấy điểm 5 và 6, riêng điểm 7 phải là những HS khá và những HS thực sự giỏi mới đạt được 8 đến 9 điểm, riêng điểm tuyệt đối sẽ rất khó để đạt được”, cô Thảo nói.

Cô Thảo phân tích câu 1: Kiến thức nằm hoàn toàn trong SGK, câu hỏi dễ và không cần phải tư duy, logic để trả lời.

Câu 2: Đề bài đã chỉ sẵn các trang Atlat cần sử dụng nên rất thuận tiện cho các em đọc bản đồ. Câu trả lời dựa hoàn toàn vào Atlat, các em chỉ cần thành thạo kĩ năng đọc bản đồ đã có thể trả lời rất dễ dàng và đây là câu “ăn điểm” tuyệt đối cho các em.

Câu 3: a): Đề thi yêu cầu rất rõ ràng :vẽ biểu đồ tròn nên học sinh sẽ đạt điểm gần như tuyệt đối ở câu này nếu các em thao tác đầy đủ các bước xử lý số liệu, tính bán kính và vẽ biểu đồ chính xác, rõ ràng, khoa học. b): Nhận xét và giải thích quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó phân theo ngành kinh tế dựa vào biểu đồ kết hợp với kiến thức đã học trong chương trình Địa lý 12. Với những em có kĩ năng thực hành tốt thì đây là việc đơn giản.

Câu 4: Câu này đòi hỏi các em cần có tư duy, logic, kết hợp cả kiến thức có trong SGK và kiến thức thực tế để trả lời. Đây là câu hỏi hay, đánh giá được năng lực của học sinh và mang tính chất phân loại học sinh. Kiến thức bao quát các nội dung trong chương trình SGK.

“Việc được mang Atlat vào phòng thi giúp các em trả lời tốt các câu hỏi và có những dẫn chứng hợp lý, không nhất thiết phải học vẹt nếu có kĩ năng phân tích bản đồ tốt”, cô Thảo nói.

Đề Địa lý: Không cần học vẹt, thí sinh dễ dàng lấy điểm 5 - 2

Mang Atlat vào phòng thi giúp các em trả lời tốt các câu hỏi. (Ảnh Kim Chi: CCPR-HUST)

Đề thi vừa sức với trình độ của HS, nội dung các câu hỏi không khó và nằm hoàn toàn trong chương trình SGK, chỉ cần HS ôn luyện chăm chỉ thì bài làm sẽ đạt trên 70%. Đề thi năm nay mang tính phân loại tốt để chọn thí sinh vào đại học hoặc xét tốt nghiệp.

Đồng quan điểm, thầy Đặng Văn Lợi, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM, đánh giá: Cấu trúc đề thi giống cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT năm 2015. Đề thi vừa sức thí sinh, nội dung nằm trong chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 12.

“Với đề thi này, học sinh trung bình và chịu học bài có thể đạt 6 điểm, học sinh khá - giỏi có thể đạt 7 - 8 điểm.”, thầy Lợi nhận xét.

Theo Ban Chỉ đạo thi, Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng kí dự thi môn Địa lý là: 436.534 (cụm thi tốt nghiệp: 218.479 và cụm thi đại học: 218.055); Tổng số thí sinh đến dự thi: 430.631, đạt tỷ lệ 98.65% (cụm thi tốt nghiệp: 216.567, đạt 99.12%; cụm thi đại học: 214.064, đạt 98.17%);

Cũng theo Bộ GD-ĐT, buổi thi sáng ngày 03/7/2016 về cơ bản đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế. Tuy nhiên vẫn có thí sinh vi phạm. Tổng số thí sinh vi phạm kỷ luật: 30 đình chỉ thi.

Tra cứu GỢI Ý GIẢI CÁC MÔN THI THPT QUỐC GIA 2016 nhanh nhất tại http://diemthi.24h.com.vn/

Nhắn tin để nhận Gợi ý giải đề thi Quốc Gia môn Hóa năm 2016 sau khi kết thúc giờ thi,
soạn tin: 

DA [MãMôn] [MãĐề] gửi 6722

Ví dụ: Bạn vừa thi xong môn Hóa mã đề 123 , soạn tin:
DA HOA 123 gửi 6722
(Để xem chi tiết bấm đây)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN