ĐBQH kỳ vọng gì vào 2 tân bộ trưởng xuất thân là người "ngoại đạo"
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đều là các tân bộ trưởng thuộc thế hệ 7X và không xuất thân từ ngành Y và ngành GTVT.
Ngay khi hai tân Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng được Quốc hội phê chuẩn vào chiều 21-10, nhiều ĐBQH đã chia sẻ những suy nghĩ và kỳ vọng vào hai nhân sự mới vừa ngồi "ghế nóng" của hai bộ được xem là rất nhiều thách thức hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng hai tân bộ trưởng. Ảnh: Hoàng Hải
PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐKHT Quốc dân Hà Nội:
Không xuất thân từ trong ngành sẽ tránh đi vào lối mòn
Hai nhân sự mới cho Bộ GTVT và Bộ Y tế mà Thủ tướng giới thiệu sang Quốc hội đều là những nhân sự trẻ. Những người trẻ thường là người xông xáo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới. Nhất trong bối cảnh hai ngành này có rất nhiều thách thức thì lãnh đạo ngành cần có rất nhiều quyết tâm cao và mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.
Hai nhân sự này cũng đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Khi sang vị trí mới này sẽ giúp các vị tân bộ trưởng thể hiện hết khả năng của mình.
Ông Hoàng Văn Cường trao đổi với phóng viên Pháp Luật TP.HCM chiều 21-10. Ảnh: VH
Có thể thấy, cả hai vị tân bộ trưởng đều không xuất thân từ ngành GTVT và Y tế. Vì vậy, sẽ không đi vào lối mòn của những người đã đi trong nhiều năm qua mà phải có nhiều đổi mới, có cách tư duy mới.
Đó là tư duy mở, tức là đừng gói mọi thứ trong tư duy của ngành mình. Các vị cần phân cấp, phân quyền nhiều hơn, quan hệ hợp tác rộng hơn. Như thế tôi nghĩ sẽ huy động được nhiều bên tham gia vào thì các “gánh nặng” hiện nay sẽ có thêm nhiều người cùng gánh vác.
Rõ ràng, những vướng mắc trong ngành y tế như thiếu thuốc, thiếu thiết bị thì đừng nghĩ rằng đó là những thứ đặc thù vì hàng hoá khác có nhiều thứ đặc thù hơn người ta cũng có thể mua sắm được. Có lẽ điều mà ngành Y trong thời gian vừa qua thấy khó khăn là việc mua sắm, đấu thầu, quản lý kinh tế, đây không phải là thế mạnh của Y tế mà thay vào đó là chuyên môn.
Tôi nghĩ tân bộ trưởng Y tế là một nhà quản lý kinh tế thì hãy xử lý những góc độ như hiện nay dưới góc độ của kinh tế. Hoặc bộ GTVT áp lực rất lớn về công việc lớn thì đừng nghĩ rằng đó là công việc riêng của bộ Bộ mà cần phân cấp, uỷ quyền cho địa phương, cho các đơn vị khác.
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan:
Hi vọng người ngoài cuộc thường sáng suốt hơn
Những tồn đọng, yếu kém của ngành y tế là tồn tại từ nhiều năm, qua nhiều đời bộ trưởng chứ không phải lỗi của riêng ai. Vì vậy, tôi rất thông cảm và chia sẻ, bất kỳ ai nhận trọng trách này cũng rất áp lực.
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: "Tôi nghĩ, nên mạnh dạn để quyết những vấn đề quan trọng nhất vì người dân, vì sự phát triển của ngành"
Có ý kiến cho rằng, tân Bộ trưởng Bộ Y tế hiện nay không có chuyên môn, đó cũng là một lo ngại, cũng là sự đáng tiếc nhưng điều đó không có nghĩa là không có chuyên môn thì không làm được.
Ở góc nhìn khác, đôi khi Bộ trưởng không phải là chuyên môn trong ngành thì sẽ dũng cảm để quyết định những vấn đề như người ta vẫn nói là “người ngoài cuộc thường sáng suốt hơn”. Tôi nghĩ, nên mạnh dạn để quyết những vấn đề quan trọng nhất vì người dân, vì sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên, công việc của một bộ trưởng sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu bộ trưởng có một khoảng thời gian ở trong ngành Y tế, làm một công việc gì đó để tích luỹ kinh nghiệm. Còn bây giờ mới bắt đầu rà soát thì tôi sợ rằng hơi quá muộn và không kịp có thời giờ để nắm bắt...
Một vấn đề rất quan trọng là tân Bộ trưởng phải làm sao để có thể đoàn kết được sức mạnh nội bộ, cũng như sử dụng và phát huy tốt chất xám của ngành. Bởi thực ra, ngành Y tế không thiếu người có trình độ để làm, vấn đề là làm sao để kết hợp lại, làm sao để người ta phát huy được.
Có thể thấy, các bác sỹ của chúng ta ở các bệnh viện rất giỏi, nhưng có ai dám phát huy cái gì không? Nếu không người ta sẽ tự hài lòng với những lối mòn, quy định, cơ chế cũ kỹ lạc hậu và người dân là người phải trả giá khi chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng của ngành đi xuống.
Thực ra tình hình của ngành Y hiện đang hết sức cấp thiết, vì vậy lựa chọn tân Bộ trưởng Đào Hồng Lan là giải pháp mà Bộ Chính trị và Chính phủ đã tính toán. Chúng ta hi vọng là sẽ có phép lạ.
“Với một người ngoài ngành về với Bộ thì quan trọng nhất là nhận diện được vấn đề khó khăn gì, nằm ở đâu, ở quản lý nhà nước hay vấn đề thực thi để có giải...
Nguồn: [Link nguồn]