Dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra các phân tử đường ở dạng đơn giản trôi nổi trong khí quyển xung quanh 1 ngôi sao cách trái đất khoảng 400 năm ánh sáng, cho thấy có dấu hiệu sự sống ở các hành tinh khác.

Phân tử này được kính viễn vọng lớn Atacama Large Array mm (ALMA ở Chile tìm thấy khi phân tích một dải khí ẩm xung quanh ngôi sao trẻ IRAS 16293-2422.

Qua phân tích các nhà khoa học nhận thấy đây là các phân tử ở dạng đường đơn giản, được gọi là Glycoaldehyde, thuộc nhóm phân tử hữu cơ carbohydrate, được tạo thành từ các khí carbon, hydro và oxy.

Thông thường Glycoaldehyd có thể tìm thấy ở trên Trái Đất, có dạng bột màu trắng không mùi. Nhưng trong thực phẩm nó không được sử dụng để làm ngọt vì loại đường này có thể gây ra phản ứng hóa học tạo thành axit ribonucleic (RNA), là một phân tử sinh học quan trong trong tất cả các tế bào sống.

Trước đây, Glycoaldehyde cũng từng được tìm thấy ở trong 2 địa điểm khác thuộc không gian là gần trung tâm các đám mây khí và bụi khổng lồ của dải thiên hà Milky Way cùng khu vực hình thành ngôi sao khổng lồ cách trái đất 26.000 năm ánh sáng.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết được chính xác phân tử đường Glycoaldehyde được hình thành thế nào trong không gian. Song qua quan sát, phân tử đường này tạo thành các hạt bụi phủ trắng dày đặc băng tuyết với các phần lành giá của các đám mây.

Phát hiện trên tuy chưa đưa lại đầy đủ về bằng chứng có sự sống ở ngoài trái đất. Nhưng dù sao nó cũng đem lại những dấu hiệu về khả năng có sự sống ngoài hành tinh. Bởi vì các phân tử giàu carbon thường là các khối tạo thành sự sống xuất hiện ngay cả trước khi hành tinh đã bắt đầu được hình thành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo (Theo Đất Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN