Đau đầu chuyện lì xì ngày Tết sau 1 năm kinh tế khó khăn vì COVID-19
Kinh tế eo hẹp nên chuyện lì xì ngày Tết cũng khiến nhiều người đau đầu.
Kinh tế khó khăn lì xì bị cắt giảm
Mỗi dịp Tết đến, chuyện lì xì lại làm đau đầu nhiều người, lì xì ít thì kỳ, lì xì nhiều thì kinh tế không cho phép, nhất là năm nay dịch COVID-19 bùng phát.
Chị Hải Yến, nhân viên một hãng hàng không ở Hà Nội chia sẻ, năm nay dịch COVID-19 bùng phát, chị phải tạm nghỉ chờ việc nên không có thưởng Tết. Tuy nhiên, tiền lì xì cho con cháu trong gia đình chị vẫn giữ nguyên mức 100.000 đồng như trước. Tiền mừng cho bố mẹ hai bên cũng giữ nguyên như năm ngoái, nhưng quà tặng trước Tết sẽ giảm.
Đau đầu chuyện lì xì ngày Tết. Ảnh Internet.
Con cháu ruột trong nhà chị không lỡ cắt tiền lì xì, nhưng sẽ hạn chế ra ngoài để tránh việc mừng tuổi cho những đứa trẻ khác.
Chị Hải Yến cho biết thêm, năm nay con gái chị vào lớp một, khoản lì xì cho các cô của con lại tăng so với năm ngoái.
“Chương trình học lớp 1 của con quan trọng nên tôi cũng sẽ cân nhắc để lì xì cho các cô ở mức hợp lý”, chị Yến nói.
Còn chị Phương, nhân viên tại một điện máy siêu thị ở Hà Nội cho hay, năm nay kinh tế khó khăn nên danh sách nhận lì xì của chị chỉ có bố mẹ 2 bên, mấy đứa cháu trong nhà, mức mừng tuổi sẽ thấp hơn năm ngoái. Ngoài ra, chị cũng chuẩn bị sẵn ít tiền mệnh giá 20.000 đồng để mừng cho con của bạn thân nếu đến nhà bạn bè chơi.
Theo chị Phương, nếu gặp đông trẻ con quá, chị sẽ trốn lì xì luôn.
“Năm nay mình hơi bí tiền, nếu tiêu xài hết tiền trước Tết thì lấy đâu ra để lì xì các bé, lại còn để một khoản ra Tết chi tiêu nữa”, chị Phương nói.
Chị Hoàng Đào ở Cầu Diễn, Hà Nội kể, mọi năm chị mừng tuổi các cháu trong gia đình mỗi cháu 100.000 đồng nhưng năm nay kinh tế khó khăn chị chỉ mừng tuổi mỗi cháu 50.000 đồng.
Còn trẻ con hàng xóm chị chỉ mừng tuổi từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng thôi.
“Năm nay đại dịch COVID-19, kinh tế công ty cũng khó khăn nên lương, thưởng của 2 vợ chồng tôi thấp hơn mọi năm. Vì vậy tôi quyết định sẽ cắt giảm mọi khoản chi tiêu, kể cả tiền lì lì ngày Tết”, chị Đào nói.
Lo “ruột” lì xì
Còn anh Hưng ở Cầu Giấy (Hà Nội), làm tài xế công nghệ cho biết, dù Tết không có thêm thu nhập nhưng gia đình anh cũng phải trích ra một khoản tiền, nhờ người đổi tiền mới để mừng tuổi cho con cháu. Tết nhất các cháu đến chúc Tết không mừng tuổi thì rất khó coi.
Vợ anh Hưng đang nuôi con nhỏ phải ở nhà chăm con nên một mình anh Hưng lo kinh tế. Cuối năm, dịch lại bùng phát khiến việc chạy xe ôm của anh cũng bị ảnh hưởng, số tiền kiếm được chẳng đáng là bao.
“Hai vợ chồng tôi cũng tính toán tất cả mọi khoản chi tiêu cho ngày Tết. Tôi cũng để ra được ít tiền lì xì cho các cháu, ai đến trước thì có phần, ai đến sau mà hết thì cũng đành chịu”, anh Hưng nói.
Việc lì xì ngày Tết cho trẻ con cũng khiến gia đình chị Hoàng Dung đau đầu.
“Năm nay tôi chưa biết lì xì như nào, lì xì 10.000 đồng sợ các cháu không vui, mà lì xì nhiều thì tôi không có. Trong khi bạn bè tôi đều có kinh tế, lúc họ lì xì con mình nhiều lại ngại”, chị Dung nói.
Nói về việc lì xì Tết năm nay, bà Loan (60 tuổi ở Vĩnh Phúc) tâm sự, mỗi dịp Tết đến, các con các cháu trong nhà vẫn thường lì xì mừng tuổi, điều đó bà rất phấn khởi.Tuy nhiên, năm nay kinh tế khó khăn vì dịch COVID-19, biết con cháu trong nhà cũng chịu ảnh hưởng vì dịch, làm ăn không được như các năm nên bà Loan dặn con cháu đừng mừng tuổi hay đi Tết nhiều, để lại một chút đểlo cho con cái, việc trong gia đình.
“Dịch bệnh hoành hành, kinhtế khó khăn nên con cháu chắc cũng chịu thiệt về kinh tế nên tôi phải dặn trướckhông chúng lại lo lắng, phiền muộn sợ tôi không vui.Các cụ ngày xưa có dạy tôi, lì xì mừng tuổi ngày Tết để lấy may nên tôi không đặt nặng chuyện lớn bé, điều quan trọng ngày Tết các con, các cháu vẫn nhớ tới mình là mừng lắm.
Mỗi năm Tết đến tôi cũng lì xì cho các con, các cháu nhưng ở mức phù hợp, cốt là để con cháu lấy may, vui vẻ ngày Tết.”, bà Loan chia sẻ.
Nguồn: [Link nguồn]
Thay vì tiền lẻ, người ta mừng tuổi cho trẻ bằng những đồng polime, thậm chí là đô la có mệnh giá lớn.