Dấu ấn Thủ tướng Phan Văn Khải và tinh thần cải cách mạnh mẽ

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ sau 30 năm kết thúc chiến tranh mở ra nhiều cơ hội hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thăm Hoa Kỳ sau khi kết thúc chiến tranh

Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Hoa Kỳ. Đây là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh.

Dấu ấn Thủ tướng Phan Văn Khải và tinh thần cải cách mạnh mẽ - 1

 Cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải và Tổng thống Mỹ George W. Bush tại Nhà Trắng đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ song phương sau 10 năm bình thường hoá quan hệ.

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống George W. Bush tại Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã vượt qua những trở ngại về sự khác biệt văn hóa, những vấn đề hậu quả chiến tranh, cũng như cách tiếp cận một số vấn đề nhạy cảm.

Cuộc gặp với tinh thần đúng như lời Thượng nghị sĩ John McCain nhấn mạnh: “Sự hiện diện của ngài Thủ tướng tại Washington chứng tỏ những nước từng ở 2 chiến tuyến có thể trở thành đối tác bạn bè”.

Thủ tướng Phan Văn Khải đã gửi thông điệp quan trọng đến Chính phủ Mỹ và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đó là: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang không ngừng phát triển theo tinh thần hướng về tương lai.

Chuyến thăm nay đã mở ra hàng loạt những ký kết được tiến hành trong những năm tiếp theo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cụ thể, vào tháng 4 năm 2006: Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Dennis Haster thăm chính thức Việt Nam. Sau đó, ngày 31/05/2006 giữa hai nước đã tiến hành ký kết hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Đặc biệt sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và dự Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11 năm 2006 đến ngày 8/12/2006, sau đó Mỹ đã thông qua Luật dành Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam.

Vị Thủ tướng có tinh thần cải cách mạnh mẽ

Tháng 9/1997, lúc đó Khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng, các nước Thái Lan, Hàn Quốc và một số nước châu Á chịu tổn thất nặng nề. Chính phủ của Thủ tướng Khải đã chèo chống và đưa ra các giải pháp giải quyết khủng hoảng để nó không lan rộng như: khống chế lạm phát, chính sách tài khoá, tín dụng được đánh giá là rất sáng suốt tại thời điểm đó.

Những biện pháp tạm thời và có chiều sâu sau này giúp giữ được nền kinh tế của Việt Nam lúc ấy dù tăng trưởng thấp 4,8% nhưng vẫn là tăng trưởng tốt, không chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như các nước khác như Hàn Quốc và Thái Lan.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải luôn có tinh thần cải cách mạnh mẽ và quyết tâm hội nhập. Chính ông trình ra Quốc hội để ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 và chính ông đã bảo vệ Luật Doanh nghiệp trước Bộ Chính trị, Quốc hội.

Luật Doanh nghiệp là một sự thay đổi lớn tích cực đối với giới doanh nghiệp, doanh nhân, cho phép người dân được quyền tự làm những việc gì mà Nhà nước không cấm.

Sau khi có Luật Doanh nghiệp, lần đầu tiên Thủ tướng lập Tổ công tác của Chính phủ về triển khai Luật và các giảm các giấy phép con.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Tổ phó Tổ công tác của Chính phủ, Tổ công tác đã xem xét phát hiện rất nhiều quy định hạn chế quyền của doanh nghiệp như: đánh máy chữ cũng phải 3 tháng phải xin phép 1 lần; nhặt giấy vụn, vẽ tranh truyền thần phải xin phép; doanh nghiệp tư nhân không được đóng sà lan 20 tấn...

Các chuyên gia của tổ công tác cũng đã phát hiện gần 600 giấy phép con và trình lên Thủ tướng, Thủ tướng Phan Văn Khải sau đó đã ký lệnh bãi bỏ 286 giấy phép con (gần 1 nửa giấy phép con) và là động lực cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ sau đó.

Thủ tướng có nhiều ý tưởng, công lao về cải cách, hội nhập. Một người kế thừa, xây dựng nên nền móng vững chắc kinh tế vững chắc để Việt Nam có thể hội nhập, phát triển với kinh tế khu vực và quốc tế sau này.

Thẳng thắn nhận lỗi trước đồng bào vì để xảy ra tham nhũng

Khép lại phần chất vấn 12 thành viên Chính phủ tại kỳ họp thứ 9- QH khóa XI, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nói “có  thể đây là lần cuối cùng tôi phát biểu trước QH với cương vị là người đứng đầu Chính phủ. Những điều tôi sẽ trình bày không chỉ xuất phát từ tình hình hiện nay mà còn dựa trên sự trải nghiệm của 15 năm tham gia điều hành Chính phủ".

Theo đó, ông đánh giá bên cạnh những thành tựu nổi bật, trong thời gian qua, công tác điều hành Chính phủ cũng còn nhiều yếu kém. Các chương trình hành động của Chính phủ khá đầy đủ nhưng chưa đặt trọng tâm dẫn tới phân tán.

Ông cũng nhìn nhận công tác cán bộ thời kỳ đó chậm được đổi mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội. Đất nước không thiếu người tài nhưng bộ máy hành chính thiếu tính chuyên nghiệp, tuyển chọn sử dụng người còn nhiều sai sót.

"Người đứng đầu cơ quan hành chính không đủ quyền hạn cần thiết trong việc bố trí nhân sự dưới quyền, kể cả việc sắp xếp, thay thế, thi hành kỷ luật. Cơ chế này không gắn nắm việc với nắm người dẫn tới lựa chọn đánh giá cán bộ không thực sự dựa trên kết quả hoạt động thực tiễn, không khuyến khích được người có tài, có đức", ông nhìn nhận.

Ông cũng chỉ ra các vụ  việc tham nhũng, tiêu cực thời gian qua (nổi bật vụ PMU 18 – Phóng viên), là do người đứng đầu các cơ quan chưa làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra. Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, ông đã “hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công”.

Đặc biệt với những “vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư” ông cũng thẳng thắn nhận định “còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH".

Sáng 24/6/2006 tại  kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI sau phát biểu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã đọc đơn xin từ nhiệm của mình.

Ông cho biết, theo sự giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và khoá IX, và theo đề nghị của Chủ tịch nước, tôi đã được Quốc hội bầu vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1997-2002 và nhiệm kỳ 2002-2007.

Trong bài phát biểu từ nhiệm ông nêu rõ: Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, tôi đã cùng các thành viên khác trong Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và khoá XI đoàn kết một lòng, góp phần xây dựng và nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội.

Chúng tôi đã có phần đóng góp vào những thành tựu đổi mới và phát triển đất nước trong gần 10 năm qua và xin nhận phần trách nhiệm của Chính phủ và cá nhân tôi là người đứng đầu Chính phủ về những yếu kém và bất cập trong việc thực hiện chức năng của cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.

Đến Đại hội lần thứ X của Đảng, do tuổi cao, ý nguyện của tôi xin rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương đã được chấp thuận".

Luôn tâm niệm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên cương vị Thủ tướng, ông Phan Văn Khải khẳng định khi thực hiện chức trách của mình ông luôn tâm niệm lời dạy trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về công việc xây dựng đất nước sau ngày kháng chiến thắng lợi: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Tâm niệm lời dạy đó, ông đã được lãnh đạo Đảng, QH và tập thể Chính phủ ủng hộ để đạt được những kết quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo được LHQ ghi nhận và đánh giá cao; cũng như góp phần phát triển mạnh mẽ vị thế cùng quan hệ đối ngoại của đất nước.

“Đại hội 10 của Đảng đã đánh giá sự điều hành năng động của Chính phủ là một trong những nhân tố góp phần đưa tới những thành tựu đổi mới và phát triển đất nước trong thời gian qua” - Thủ tướng tự hào.

Sự nghiệp của nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N. Huyền ([Tên nguồn])
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN