Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về

Nhiều cụ già đạp xe quãng đường dài mong được ngắm cầu Nhật Tân, đến chân cầu bảo vệ chặn lại đành phải quay về.

Ngày 6/1, lực lượng bảo vệ bắt đầu chốt hai bên cầu Nhật Tân (Hà Nội) ngăn, không cho xe đạp lên cầu để đảm bảo an toàn giao thông. Nhiều cụ già đạp xe cả quãng đường dài mong được tận mắt ngắm cây cầu lớn này mà đành ngậm ngùi quay xe.

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 1

Ông Từ Đức Hồng (64 tuổi, quê Hà Tĩnh) đạp xe gần 10 cây số từ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội) để ngắm cầu Nhật Tân 

Ông Từ Đức Hồng (64 tuổi, quê Hà Tĩnh) đạp xe gần 10 cây số từ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội) đến chân cầu thì được nhóm bảo vệ nhắc nhở dừng lại. Bởi theo quy định xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện chỉ được phép hoạt động từ 22h đến 5h sáng.

Ông Hồng chia sẻ: “Tôi nghe nói cầu Nhật Tân to, mới khánh thành. Tiện chuyến lên Hà Nội, tôi muốn đi qua xem sao. Cầu đẹp thế này mà người đi bộ, đi xe đạp không được lên ngắm thì uổng quá. Lẽ ra nên để vài tuần cho mọi người chiêm ngưỡng thỏa thích”.

Cùng suy nghĩ, ông Nguyễn Viết Viên (68 tuổi, Xuân La, Hà Nội) nói: “Cây cầu là niềm tự hào của người dân Thủ đô và cả nước. Đành rằng quy định cấm để đảm bảo an toàn giao thông nhưng không nên cứng nhắc. Ban quản lý có thể dành một khoảng thời gian để người dân lên tham quan, chụp ảnh lưu niệm”.

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 2

 

 

Ông Nguyễn Viết Viên (68 tuổi, Xuân La, Hà Nội) đi bộ lên ngắm cầu. Theo ông Viên nên dành một thời gian trong ngày để người dân có thể tham quan cây cầu lớn và đẹp này

Theo ghi nhận của PV, chiều ngày 6/1, cả trăm lượt người đi xe đạp đến chân cầu phải dừng lại, hoặc quay đầu. Hai đầu cầu đều có nhân viên bảo vệ, thanh tra giao thông đứng chốt để nhắc nhở người đi xe đạp. Khu vực giữa cầu, rất nhiều người đi ô tô, xe máy vẫn dừng lại để ngắm cảnh, chụp ảnh lấn hết làn đường dành cho xe máy.

Một nhân viên bảo vệ cầu cho biết trong ngày 6/1 anh đã hướng dẫn cả trăm lượt xe đạp, chủ yếu là người già và trung tuổi muốn lên ngắm cầu.

“Chúng tôi chỉ được giao nhiệm vụ nhắc nhở và hướng dẫn người dân không đi xe đạp lên cầu gây cản trở giao thông. Người đi bộ vẫn được lên cầu ngắm cảnh, chụp ảnh. Trường hợp khó xử nhất là các cụ già, nếu chúng tôi để cụ đạp xe một mình lên cầu rất nguy hiểm nhưng không để cụ đi thì anh em cũng áy náy”,  nhân viên này nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội, việc người dân đi bộ và các phương tiện thô sơ qua một cây cầu có độ cao như cầu Nhật Tân là rất nguy hiểm. Ngoài việc dễ gây ra va chạm giao thông, những trường hợp này rất dễ bị gió thổi bay. Chính vì vậy, Sở GTVT buộc phải cấm người đi bộ và một số phương tiện để đảm bảo an toàn.

Một số hình ảnh người dân dừng đỗ, chụp ảnh trên cầu Nhật Tân ngày 6/1:

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 3

 

Theo phương án phân luồng giao thông của Sở GTVT Hà Nội, người đi bộ, xe súc vật kéo bị cấm qua cầu. Xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện chỉ được phép hoạt động từ 22h00 đến 5h00 sáng hôm sau và theo làn, tuyến quy định. Sở GTVT Hà Nội khuyến cáo, khi gió cấp 6 trở lên, xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện không qua cầu.

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 4

 

Ngày 6/1, lực lượng bảo vệ bắt đầu chốt hai bên cầu Nhật Tân ngăn không cho xe đạp lên cầu để đảm bảo an toàn giao thông.

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 5

Nhiều người đạp xe thể thao cũng được hướng dẫn không đi qua cầu

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 6 

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 7

 

Khu vực giữa cầu, nhiều người vẫn dừng xe lấn hết làn đường để chụp ảnh

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 8

 

Hai người bạn già chia sẻ khoảnh khắc trên cầu Nhật Tân

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 9

 

Cả gia đình dừng lại chụp ảnh lưu niệm

Đạp xe ngắm cầu Nhật Tân, nhiều cụ già ngậm ngùi quay về - 10

 

Ngắm nhìn, tham quan cây cầu Nhật Tân tráng lệ là mong muốn của nhiều người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN