Đào rừng thành của hiếm với người dân Tây Bắc

Đang từ bạt ngàn nở hoa mỗi dịp xuân về, đào rừng bỗng thành của hiếm với người dân Tây Bắc. Tết này, ngay cả dân buôn đào cũng phải đi “săn đào rừng” chứ không còn nhiều như trước nữa.

Đào rừng thành của hiếm với người dân Tây Bắc - 1

Đào rừng ngày cành ít hơn. Những cành đào rừng còn sót lại như thế này giá hơn 1 triệu đồng

Với những người dân ở Lào Cai, dịp tết về, không gì vui hơn là ra chợ chọn một cành đào tết ưng ý. Nhưng năm nay đã có nhiều đổi khác.

Dạo phố phố đào, quất, hoa cảnh bên cạnh chợ Cốc Lếu (TP Lào Cai) ngày 29 và 20 Tết (29 và 30-1), theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động người dân buôn đào ít hơn so với mọi năm.

Tại các khu vực bán đào ở TP Lào Cai cũng cho thấy, năm nay đào chủ yếu vẫn là đào cành hoặc đào cây được trồng để bán dịp tết chứ rất ít đào rừng.

Đào rừng thành của hiếm với người dân Tây Bắc - 2

Gốc đào này được cho thuê với giá 7 triệu đồng trong mấy ngày Tết

Chị Thu, một người buôn đào chợ Cốc Lếu cho biết, năm nay Sa Pa không có đào đẹp do thời tiết khắc nghiệt, băng giá kéo dài. Chủ yếu dân buôn đào đi thu mua ở huyện Cao Sơn, Bắc Hà, Mường Khương…

Nói về việc buôn bán năm nay, chị Thu than thở: “Năm nay đào mua tại vườn thì đắt lên mà giá bán thì giảm mạnh. Những năm trước kiếm được đào rừng bán vài triệu là chuyện bình thường, năm nay chỉ cần hơn 1 triệu là đã chọn được cành đẹp lắm rồi!”

Đào rừng thành của hiếm với người dân Tây Bắc - 3

Gốc đào rừng này được bán với giá 4 triệu đồng

Quả có vậy, đào cây loại đào Nhật Tân giá bán giao động 300-600.000 đồng/cây; cành đào trồng từ 200-700.000 đồng; đào rừng cành từ 300 đến 1,5 triệu/cành…

Gốc đào rừng thì giữ giá hơn, có những người cho thuê chuyên nghiệp thì cho thuê với giá 5-7 triệu/gốc đào cho mấy ngày tết. Còn gốc đào bán thì giao động vài triệu đến trên chục triệu đồng.

Những người trồng đào, buôn đào ở Lào Cai cho biết, năm nay đào rừng hiếm hơn nhiều, những gốc đào cho thuê còn lại thì mọi người đều biết với nhau. Thậm chí nhà nào có gốc đào nào, các dân buôn khác cũng đều biết. Số lượng gốc đào rừng đẹp, giá trị chỉ còn rất ít.

Đào rừng thành của hiếm với người dân Tây Bắc - 4

Người dân TP Lào Cai vẫn chuộng đào rừng hơn nhiều so với các loại đào khác

Theo những người dân ở đây lý giải, nguyên nhân do vài năm gần đây đào rừng trở thành “mốt” với người dân Hà Nội. Những người trồng đào các huyện miền núi Lào Cai cũng chăm chút đối tượng khách hàng này nên đốn hạ rất nhiều đào rừng bán cho khách.

Hiện nay để tìm được một cây đào rừng có tuổi thọ vài chục năm còn nguyên rêu mốc, tầm gửi bám vào khó như mò kim đáy bể.

Đang từ bạt ngàn đào nở mỗi dịp xuân về, đào rừng bỗng thành của hiếm với người dân Tây Bắc. Giờ ngay cả dân buôn đào cũng phải đi “săn đào rừng” chứ không còn nhiều như trước nữa.

Những cây đào rừng còn nguyên rêu mốc bám lần lượt bỏ núi về xuôi, người dân Tây Bắc lại phải chơi đào cành và ngậm ngùi tiếc nét tinh hoa của núi rừng dịp Xuân. Dân buôn đào rừng phải cạnh tranh với người chơi đào rừng Hà Nội.

Cảm giác như một nét xuân đặc trưng của vùng núi Tây Bắc đang dần phai nhạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN