Đào được khúc gỗ dưới ruộng, báo chính quyền, công an vẫn tạm giữ

Sự kiện: Tin nóng Kon Tum

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc người dân cải tạo ruộng phát hiện khúc gỗ lớn, sau khi báo chính quyền địa phương và tiến hành vận chuyển đi cưa thì bị công an tạm giữ.

Ngày 25-5, Công an huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn đang tiếp tục làm rõ nguồn gốc số gỗ được phát hiện tại xưởng đồ gỗ, nội thất Đoàn Đức Đạt (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy).

Số gỗ trên được xác định là của ông Lê Quang Nam (SN 1978, ngụ thôn 2, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy).

Theo trình bày của ông Nam, vào tháng 3-2022, ông nhận san lấp mặt bằng thuê cho ông A Khái (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy). Trong quá trình san lấp, ông Nam phát hiện một khúc gỗ lớn được vùi sâu trong lòng đất. Ông Khái thỏa thuận để ông Nam lấy khúc gỗ này thay cho tiền công san lấp.

Cây gỗ dài khoảng 12 mét, sau khi đưa lên ông Nam đã cắt thành 3 khúc nhỏ

Cây gỗ dài khoảng 12 mét, sau khi đưa lên ông Nam đã cắt thành 3 khúc nhỏ

Đến ngày 31-3, ông Nam trình báo việc phát hiện khúc gỗ cho UBND xã Sa Sơn và đề nghị cho phép được đào khúc gỗ để làm đồ gia dụng. Sau đó, UBND xã Sa Sơn đã cho người kiểm tra, lập biên bản hiện trường xác minh sự việc. Qua đó, xác định vị trí phát hiện khúc gỗ nằm trong diện tích đất của ông A Khái, ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp. Do khúc gỗ bị vùi lấp, nằm sâu trong lòng đất nên không xác định được thời gian, chủng loại gỗ và khối lượng.

Biên bản kiểm tra ghi rõ: "Nghiêm cấm sau khi trục vớt không được buôn bán, trao đổi thương mại. Đề nghị ông Nguyễn Quang Nam sau khi trục vớt xong báo cáo UBND xã để cử lực lượng xuống kiểm tra và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật".

Cơ quan công an tiến hành tạm giữ số gỗ trên vì nguồn gốc không rõ ràng

Cơ quan công an tiến hành tạm giữ số gỗ trên vì nguồn gốc không rõ ràng

Đến ngày 10-4, ông Nam lấy được khúc gỗ lên, khúc gỗ có chiều dài khoảng 12 mét, đường kính chỗ lớn nhất 90cm, chỗ nhỏ nhất 20cm. Ông Nam đã cắt khúc gỗ thành 3 khúc nhỏ.

Theo ông Nam, sau khi lấy được khúc gỗ lên và đưa về lô cao su, ông đã báo cho chính quyền địa phương để có hướng dẫn xử lý. Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau không nhận được phản hồi, nên ngày 20-5, ông đã chở các khúc gỗ đến xưởng đồ gỗ, nội thất Đoàn Đức Đạt để gia công thì lực lượng công an huyện Sa Thầy tới lập biên bản, tạm giữ. Lý do là số gỗ có nguồn gốc không rõ ràng. 

Ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Sa Sơn, cho biết sau khi ông Nam trình báo, xã đã cử lực lượng xuống làm việc. "Không có việc ông Nam trình báo hơn 1 tháng mà chúng tôi không phản hồi, hướng dẫn. Trong quá trình ông Nam lấy khúc cây lên, công an đã tiến hành lập biên bản, xử lý vụ việc thì ông Nam phải thực hiện các yêu cầu của cơ quan công an" – ông Dũng nói.

Về phía Công an huyện Sa Thầy cho biết đang trong quá trình điều tra nên không thể cung cấp thông tin cho báo chí. Công an huyện Sa Thầy cũng cho rằng mình làm đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật.

Ông Nam trình bày sau khi trục vớt đã báo chính quyền hơn 1 tháng nhưng không được hướng dẫn, trong khi chính quyền xã nói không có việc trình báo này

Ông Nam trình bày sau khi trục vớt đã báo chính quyền hơn 1 tháng nhưng không được hướng dẫn, trong khi chính quyền xã nói không có việc trình báo này

Theo một lãnh đạo ngành kiểm lâm ở Kon Tum, người dân khi phát hiện cây gỗ nằm sâu trong lòng đất thì phải báo chính quyền xã, huyện để có phương án xử lý. Đối với tài sản giá trị thấp hơn 10 tháng lương tối thiểu thì người tìm thấy có quyền sử dụng. Đối với tài sản có giá trị lớn hơn thì phải lên phương án, tổ chức bán đấu giá và người dân được hưởng một phần giá trị sau khi bán đấu giá, số còn lại thuộc về nhà nước. Trong trường hợp này, ông Nam đã tự ý vận chuyển, chế biến khúc gỗ trên là vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, ông Lê Quang Nam cho biết mấy hôm nay vô cùng mệt mỏi vì phải làm việc nhiều lần với cơ quan công an, mọi sinh hoạt gia đình, công việc đều bị đảo lộn. "Khúc gỗ nằm sâu khoảng 6 mét dưới lòng đất, tôi đã phải thuê thêm máy móc, nhân công, tổng chi phí khoảng 90 triệu đồng nhưng giờ bị tạm giữ. Tôi chỉ mong cơ quan công an trả lại số gỗ hoặc chi phí đã đào, đưa khúc gỗ lên cho tôi" – ông Nam nói.

21 cây lim xanh 40 năm tuổi bị chặt hạ bán làm củi giá 6 triệu đồng

Khu vực thuộc diện rừng bảo tồn, do xã quản lý, hằng năm huyện trích kinh phí để chăm sóc nhưng trước hiện tượng có một số cây chết khô, xã đã sốt sắng xin ý kiến để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN