Danh y Tuệ Tĩnh được đề xuất là danh nhân văn hóa thế giới

Sự kiện: Nhịp sống 24h

UBND tỉnh Hải Dương thống nhất đề xuất xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh là danh nhân văn hóa thế giới.

Tại cuộc họp chiều 4/4, đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương đề nghị UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học về đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh trình UNESCO vinh danh và tổ chức lễ kỷ niệm 700 năm ngày sinh của ông vào năm 2030. Sở đề nghị được giao làm dự thảo văn bản báo cáo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.

Chân dung đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Tư liệu

Chân dung đại danh y - thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Tư liệu

Đồng ý với ý tưởng này, ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu việc xây dựng hồ sơ phải thực hiện ngay, bảo đảm tiến độ và tôn trọng tính chính xác, khoa học. UBND huyện Cẩm Giàng được giao khai thác tư liệu về đại danh y Tuệ Tĩnh để bổ sung vào hồ sơ.

Tiêu chí của UNESCO khi phê duyệt hồ sơ và tổ chức lễ kỷ niệm là người đó phải có tầm ảnh hưởng trong khu vực, quốc tế; năm kỷ niệm chia hết cho 50. Các lĩnh vực được xem xét mức độ ảnh hưởng của danh nhân gồm văn hóa, giáo dục, khoa học tự nhiên - xã hội và thông tin.

Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Hồng Nghĩa, sinh năm 1330, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng.

Năm Tân Mão 1351, đời vua Trần Dụ Tông, Tuệ Tĩnh mới 22 tuổi đã thi đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng Giáp, nhưng không ra làm quan mà đi tu. Thời gian đi tu, ông chuyên tâm nghiên cứu y học cổ truyền, làm thuốc chữa bệnh cứu người và nổi tiếng với khẩu hiệu "Nam dược trị Nam nhân", tức thuốc của người Nam chữa bệnh cho người Nam. Ông được hậu thế suy tôn là ông thánh của ngành thuốc Nam, ông tổ ngành dược, người mở đầu nền y dược cổ truyền Việt Nam.

Năm 1385, Tuệ Tĩnh, khi đó là danh y khá nổi tiếng bị cống sang chữa bệnh cho vua và hoàng hậu nhà Minh rồi qua đời ở Trung Quốc.

Tại Hải Dương, thiền sư Tuệ Tĩnh được thờ ở đền Bia, thuộc xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhận trọng trách này tại cơ quan điều hành then chốt về văn hóa của UNESCO.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Tân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN